Content text PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - HỌC THUYẾT MENDEL-QUY LUẬT PHÂN LY - GV.docx
HỌC THUYẾT MENDEL-QUY LUẬT PHÂN LY PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nhà khoa học nào được công nhận là “cha đẻ của di truyền học hiện đại” ? A. G. J. Mendel B.J. Monod C.F. Jacod D.Correns. Câu 2. Cơ thể có kiểu gene Aa giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Hướng dẫn giải -Cơ thể có kiểu gene Aa cho 2 loại giao tử là A và a . Câu 3. Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Có mấy kiểu gene quy định kiểu hình thuần chủng 1 cặp gene? A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Hướng dẫn giải -Có 2 kiểu gene là AA và aa. Câu 4. Trong quá trình nghiên cứu để phát hiện ra các quy luật di truyền, Mendel đã sử dụng đối tượng nào sau đây để nghiên cứu di truyền ? A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan C. Cây hoa phấn D. Cỏ thi Câu 5. Mendel đã tìm ra con đường nghiên cứu riêng khác với các nhà khoa học khác đó là A. tiến hành các phân tích định lượng, có sử dụng cỡ mẫu lớn để nghiên cứu riêng rẽ từng tính trạng qua các thế hệ lai trên đối tượng. B. tiến hành các phân tích định tính, có sử dụng cỡ mẫu lớn để nghiên cứu riêng rẽ từng tính trạng qua các thế hệ lai trên đối tượng. C.tiến hành các phân tích định lượng, có sử dụng cỡ mẫu nhỏ để nghiên cứu riêng rẽ từng tính trạng qua các thế hệ lai trên đối tượng. D. tiến hành lai phân tích, có sử dụng cỡ mẫu nhỏ để nghiên cứu riêng rẽ từng tính trạng qua các thế hệ lai trên đối tượng Câu 6. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự A. phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân B. phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. C. phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh. D. tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh. Hướng dẫn giải - Cơ sở tế bào học của quy luật phân li Mendel chính là sự phân li và tổ hợp tự do của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh. Câu 7. Hình vẽ mô tả các tính trạng tương phản và sự sắp xếp NST ở giảm phân, allele quy định tính trạng thân cao và allele nào sẽ không bao giờ xuất hiện trong cùng 1 giao tử, giả thuyết trong suốt quá trình giảm phân bình thường và không xảy ra đột biến?
A.Hoa tím. B. Thân thấp. C. Hạt trơn. D. Hạt nhăn. Câu 8. Theo quan niệm về giao tử của Mendel, mỗi tính trạng của cơ thể con chứa A. một nhân tố di truyền của bố và một nhân tố di truyền của mẹ. B. cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, có sự pha trộn. C. một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ. D. cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ. Hướng dẫn giải -Mỗi tính trạng cơ thể con chứa một nhân tố di truyền của bố và một nhân tố di truyền của mẹ, các allele này tồn tại riêng rẽ không phụ thuộc vào nhau. Câu 9. Để chứng minh các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau, Mendel đã thực hiện phép lai A. phân tích. B. khác dòng. C. xa. D. thuận nghịch. Câu 10. Mendel đã sử dụng biện pháp nào sau đây để xử lí kết quả thí nghiệm? A. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả. B. Tạo dòng thuần chủng C. Lai các dòng thuần chủng với nhau. D. Tiến hành thí nghiệm chứng minh. Câu 11. Allele là A. những trạng thái khác nhau của cùng một gen. B. trạng thái biểu hiện của gen. C. các gene khác biệt trong trình tự các nuclêôtit. D. các gene được phát sinh do đột biến. Hướng dẫn giải Allele là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. Ví dụ allele A, allele a, allele a1 … Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng? A. Có nhiều cặp tính trạng tương phản. B. Thời gian sinh trưởng khá dài. C. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau. D. Tự thụ phấn chặt chẽ. Hướng dẫn giải -Đậu Hà lan là hoa lưỡng tính => tự thụ phấn chặt chẽ nhưng có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau -Đặc điểm không đúng ở đậu Hà Lan là có thời gian sinh trưởng khá dài. Vòng đời một cây đậu Hà Lan chỉ khoảng 70-90 ngày, không thể coi là dài cho một đối tượng nghiên cứu được Câu 13. Theo quan niệm của Mendel, mỗi tính trạng của cơ thể do A. gene trội hay gene lặn qui định. B. một nhân tố di truyền qui định. C. một cặp nhân tố di truyền qui định. D. hai cặp nhân tố di truyền qui định Hướng dẫn giải -Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định -A sai do Mendel chưa có khái niệm về gen -B và D sai do là phải do một cặp nhân tố di truyền quy định, một nhân tố nguồn gốc từ bố, một nhân tố nguồn gốc từ mẹ Câu 14. Mendel đã sử dụng biện pháp nào sau đây để kiểm tra kiểu gene của cơ thể có kiểu hình trội?
A. Lai phân tích B. lai cải tiến giống C. Lai thuận nghịch D. Lai xa. Hướng dẫn giải -Lai phân tích còn gọi là lai kiểm nghiệm. Phép lai này được Mendel sử dụng để kiểm tra kiểu gene của cơ thể có kiểu hình trội. Câu 15. Cho các bước trong bố trí thí nghiệm lai một tính trạng trên đối tượng đậu hà lan (Pisum sativum) của ông Mendel, trình tự đúng là (1) tiến hành các thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết. (2) chọn các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho các cây đậu tự thụ phấn qua nhiều thế hệ (3) cho hai dòng đậu thuần chủng khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng tương phản thụ phấn chéo để tạo ra thế hệ lai F 1 (4) cho các cây F 1 , tự thụ phấn để tạo thế hệ lai F 2 (5) sử dụng thống kê toán học để phân tích số liệu thu thập được từ một số lượng lớn đời con F 2 , từ đó, đưa giả thuyết về kết quả thu thập được A. (2)- (4)-(3)-(5)-(1). B. (3)- (4)-(2)-(5)-(1). C. (2)- (3)-(4)-(5)-(1). D. (3)- (4)-(5)-(1)-(2). Câu 16. Theo Mendel các tính trạng được xác định bởi các…(1)….và có hiện tượng…(2)… khi F 1 hình thành giao tử A. nhân tố di truyền; giao tử thuần khiết. B. nhân tố di truyền; phân ly của cặp alen. C. gen; giao tử thuần khiết. D. gen; phân ly ngẫu nhiên. Hướng dẫn giải -Theo Mendel các tính trạng được xác định bởi các nhân tố di truyền và có hiện tượng giao tử thuần khiết khi F1 hình thành giao tử -B,C,D sai do các khái niệm về gen, allele thời Mendel là chưa có mà thay vào đó là dùng thuật ngữ nhân tố di truyền Câu 17. Ở cây đậu Hà Lan, xét gene quy định chiều cao cây có 2 allele nằm trên NST thường, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp, hãy cho biết kiểu gen cây 1 và cây 2 lần lượt là A. AA và Aa. B. AA và aa C. Aa và Aa D. Aa và aa Câu 18. Mỗi allele trong cặp gene phân li đồng đều về các giao tử khi A. số lượng cá thể con lai phải lớn B. bố mẹ phải thuần chủng. C. allele trội là phải trội hoàn toàn. D. các NST trong cặp tương đồng phân li Hướng dẫn giải -Gene nằm trên NST, NST tồn tại theo cặp tương đồng cho nên gene tồn tại theo cặp alen. Trong quá trình giảm phân, mỗi cặp NST trong cặp tương đồng phân li đi về 1 giao tử cho nên các allele trong mỗi cặp cũng phân li với nhau, mỗi allele đi về 1 giao tử. Như vậy, các allele trong mỗi cặp chỉ phân li với nhau khi các NST trong cặp tương đồng phân li trong giảm phân → Đáp án D đúng Câu 19. Ở cây đậu Hà Lan, xét gene quy định màu hoa có 2 allele nằm trên NST thường, allele A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Cây hoa tím thuần chủng giao
phấn với cây hoa trắng được F1, các cây F1 tự thụ phấn được F2. Cho rằng khi sống trong một môi trường thì mỗi kiểu gene chỉ quy định một kiểu hình. Theo lí thuyết, sự biểu hiện của tính trạng màu hoa ở thế hệ F2 sẽ là A. trên mỗi cây chỉ có một loại hoa, trong đó cây hoa tím chiếm 75%. B. trên mỗi cây có cả hoa tím và hoa trắng, trong đó hoa tím chiếm tỉ lệ 75%. C. có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó hoa tím chiếm 75%. D. có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó cây có hoa tím chiếm 75% Hướng dẫn giải -P: AA × aa → F1: 1Aa -F1 × F1 → F1: 1AA: 2Aa: 1aa. -Do khi sống trong 1 môi trường mỗi kiểu gene chỉ quy định 1 kiểu hình nên trên mỗi cây chỉ có 1 loại hoa (do mỗi cây có 1 kiểu hình riêng) kiểu hình tím chiếm 75%. Câu 20. Ở cây đậu Hà Lan, xét gene quy định màu hoa có 2 allele nằm trên NST thường, allele A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Tiến hành phép lai giữa các cây thu được bảng kết quả như sau Phép lai Tỉ lệ kiểu hình (P): Hoa tím Hoa tím F 1 100% tím F 1 giao phối ngẫu nhiên F 2 : 15 tím: 1 trắng Kiểu gene của phép lai P là A. Aa x Aa B. AA x Aa C. Aa x aa D. AA x aa Hướng dẫn giải AA x Aa F1 giao phối ngẫu nhiên giao tử F1 ¾ A: ¼ a ra được 1/16 hoa trắng Câu 21. Ở cây đậu Hà Lan, xét gene quy định màu hoa có 2 allele nằm trên NST thường, allele A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Tiến hành phép lai giữa các cây thu được bảng kết quả như sau, dấu (-) thể hiện chưa biết kiểu hình. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là Phép lai Tỉ lệ kiểu hình (P): Hoa tím Hoa tím (-) F 1 giao phối ngẫu nhiên F 2 : 15 tím: 1 trắng A. 100% tím. B. 50% tím: 50% trắng. C. 75% tím: 25% trắng. D. 100% trắng. Hướng dẫn giải AA x Aa F1 giao phối ngẫu nhiên giao tử F1 ¾ A: ¼ a ra được 1/16 hoa trắng Câu 22. Cho các sơ đồ mô tả phép lai giữa cây đậu Hà Lan, cho biết allele A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng gene nằm trên NST thường, sơ đồ nào mô tả phép lai phân tích?