PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 24. Miễn giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại tỉnh Bình Dương - Ths.Ncs. Nguyễn Ngọc Quý.pdf


2 1.1. Miễn, giảm trách nhiệm hình sự là các biện pháp pháp lý nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm pháp lý của một người phạm tội, dựa trên những căn cứ nhất định - Miễn trách nhiệm hình sự: Người phạm tội không phải chịu bất kỳ hình phạt hình sự nào; được áp dụng khi người phạm tội có những tình tiết giảm nhẹ đặc biệt theo quy định của pháp luật hình sự của mỗi quốc gia như: Người phạm tội tự thú và tố giác hành vi phạm tội của người khác, giúp cơ quan điều tra phá án. Người phạm tội là người chưa thành niên, phạm tội lần đầu và có hành vi phạm tội ít nghiêm trọng... - Giảm trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng trách nhiệm hình sự sẽ được giảm bớt so với mức luật định như: Miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, giảm hình phạt, án treo...Mỗi trường hợp có điều kiện khác nhau về nhân thân người phạm tội như: Người phạm tội có kiến thức hạn chế về pháp luật hoặc trình độ học vấn thấp; người phạm tội có hành vi tích cực trong việc sửa chữa thiệt hại hoặc bồi thường cho nạn nhân; người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ, người già yếu... - Mục đích của miễn, giảm trách nhiệm hình sự: Góp phần đảm bảo công bằng xã hội, thể hiện tính nhân đạo trong việc xử lý người phạm tội; khuyến khích người phạm tội sửa chữa sai lầm, tái hòa nhập xã hội. 1.2. Miễn hình phạt là những biện pháp pháp lý được áp dụng để miễn trừ hoàn toàn hình phạt đối với người phạm tội, dựa trên các căn cứ, điều kiện và quy định của pháp luật - Điều kiện áp dụng: Người phạm tội phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như có các tình tiết giảm nhẹ khác. Các quy định về miễn hình phạt cụ thể thường được quy định rõ trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, cùng với các hướng dẫn chi tiết để áp dụng trong thực tế xét xử. - Mục đích: Miễn hình phạt nhằm mục đích thúc đẩy sự công bằng, nhân đạo và khuyến khích người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng. Họ bao giờ cũng được xem xét kỹ lưỡng dựa trên các nguyên tắc pháp lý và đạo đức, đảm bảo rằng quyết định cuối cùng không làm tổn hại đến an ninh, trật tự xã hội và quyền lợi của những bên liên quan. 2. Miễn, giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS)
3 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Quan điểm của Người “Trẻ em như bút trên trên cành”1 . Tư tưởng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được thể chế hoá bằng chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Trong đó có các chính sách liên quan đến đường lối xử lý nói chung và hình phạt nói riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Chương XII (Điều 90 - Điều 106) của BLHS đã thể chế hoá chính sách bằng các nguyên tắc, đường lối xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Những quy định này và những quy định tại phần chung cả BLHS làm cơ sở cho các chủ thể tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá quyết định việc miễn, giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Điều này thể hiện sự nhân đạo, tạo điều kiện để các em sửa chữa lỗi lầm, học tập, cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng một cách tích cực. 3. Thực tiễn việc miễn, giảm trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và những khó khăn, vướng mắc tại Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, tình hình thụ lý, xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội của Tòa án toà án nhân dân hai cấp tỉnh Bình Dương trong 06 năm từ năm 2018-2023 (có phụ lục kèm theo) thì không có trường hợp nào miễn trách nhiệm hình sự; Toà án áp dụng hình phạt đối với tất cả bị cáo (trừ 01 vụ đình chỉ); không có trường hợp chuyển hình phạt khác nhẹ hơn hay miễn hình phạt. Như vậy, theo số liệu về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, có thể nhận thấy: Một là, số bị cáo là người dưới 18 tuổi bị áp dụng hình phạt là tù có thời hạn (kể cả xử phạt tù cho hưởng án treo) chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ có 07 trường hợp áp dụng cải hình phạt cải tạo không giam giữ và 08 trường hợp áp dụng hình phạt tiền trong tổng số 767 bị cáo (cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm). Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương không áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo Điều 96 của BLHS với tư cách là biện pháp hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt. Hai là, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi cũng không được áp dụng. Ngoài ra, các biện pháp tư pháp thay thế hình phạt không được áp dụng. 1 Báo Việt Nam Độc lập, số 106, ngày 21/9/1941.
4 Từ số liệu trên có thể nhận thấy, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về miễn, giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Thứ nhất, các quy định về việc miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS đang mang tính tuỳ nghi. Quy định tại khoản 2 Điều 29 (căn cứ miễn trách nhiệm hình sự) và khoản 2 Điều 91 (Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội), đưa ra các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự nhưng chỉ là “có thể được miễn trách nhiệm hình sự”. Cụ thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì khoản 2 Điều 91 quy định “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:..”. Như vậy, ngoài các điều kiện bắt buộc mang tính tiền đề phải đáp ứng, còn việc được miễn trách nhiệm hình sự hay không tuỳ thuộc vào đánh gía chủ quan của những người tiến hành tố tụng. Các quy định này không có tính bắt buộc phải thực hiện việc miễn trách nhiệm hình sự mà mang tính tuỳ nghi của hội đồng xét xử. Ngoài ra, việc miễn trách nhiệm hình sự thì còn phải kèm theo điều kiện theo quy định tại Điều 91 BLHS “... Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này”. Như vậy, việc miễn trách nhiệm hình sự còn tuỳ thuộc vào ý chí của bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với các biện pháp là điều kiện đi kèm. Trong thực tiễn nhiều bị cáo không có người đại diện hợp pháp, Toà án phải cử người đại diện hợp pháp để tham gia phiên toà. Việc hỏi ý kiến của những người này không có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm sau khi xét xử. Nhiều bị cáo trong độ tuổi này nhận thức pháp luật hạn chế, họ không hiểu hết hậu quả pháp lý và nghĩa vụ của mình. Mặc khác, việc quy định kèm điều kiện phải “có sự đồng ý” của chủ thể khác mà chính chủ thể đó được hưởng chính sách nhân đạo của Nhà nước là không cần thiết, làm mất quyền chủ động phán quyết mà ở đó quyền lực được nhân danh Nhà nước của hội đồng xét xử. Các quy định này còn tác động đến hội đồng xét xử dẫn đến gần như loại trừ việc định hướng ban đầu trong hoạt động xét xử về việc miễn trách nhiệm hình sự. Hầu hết

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.