PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHÁP LUẬT KINH TẾ_ĐỀ THI CHIA SẺ EZ

ĐỀ 01 Câu hỏi đề 1: Câu 1. Việc thanh toán toán nợ trong quá trình giải thể được thực hiện ntn? So sánh việc giải quyết nợ trong giải thể doanh nghiệp và nợ trong phá sản. Câu 2. Nêu sự giồng nhau và khác nhau giữa sáp nhập công ty và hợp nhất công ty? Mục đích của việc sáp nhập công ty và hợp nhất công ty. Câu 3. Cá nhân anh A là chủ doanh nghiệp tư nhân Z, vậy cá nhân anh A có được góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên không tại sao? Giải đề 1: Câu 1. Việc thanh toán toán nợ trong quá trình giải thể được thực hiện ntn? So sánh việc giải quyết nợ trong giải thể doanh nghiệp và nợ trong phá sản. - Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây: + Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. + Nợ thuế. + Các khoản nợ khác. So sánh *)giống: doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài sản, thanh toán các khoản nợ khi thực hiện thủ tục giải thể, phá sản. *)khác: - Giải thể: thực hiện thanh toán theo thứ tự sau: + Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; + Nợ thuế; + Các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
- Phá sản: thực hiện thanh toán theo thứ tự sau: + Chi phí phá sản; + Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; + Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; + Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Sau khi thanh toán xong, phần còn lại sẽ được chia cho chủ doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên; thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh). Câu 2: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa sáp nhập công ty và hợp nhất công ty? Mục đích của việc sáp nhập công ty và hợp nhất công ty *) GIỐNG: áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. -chịu sự điều chỉnh chủ yếu của luật doanh nghiệp và luật cạnh tranh *)KHÁC: -sáp nhập: kết quả các doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại nhưng không hình thành doanh nghiệp mới. -hợp nhất: kết quả doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt tồn tại nhưng sau hợp nhất thành doanh nghiệp mới. *) Mục đích: - tăng năng lực cạnh tranh - giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thoát khỏi nguy cơ phá sản - hạn chế: gây ra tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường nhằm triệt tiêu cạnh tranh. Câu 3: Cá nhân anh A là chủ doanh nghiệp tư nhân Z, vậy cá nhân anh A có được góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên không tại sao? - Cá nhân anh A có được góp vốn thành lập cty TNHH 2 thành viên.
-Vì: “ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.” Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Như vậy pháp luật chỉ hạn chế các quyền này đối với doanh nghiệp tư nhân mà chưa có quy định hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể góp vốn, thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
ĐỀ 02 Câu hỏi đề 2: Câu 1: Các ý kiến sau đúng hay sai, tại sao? Câu 2: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa liên doanh giữa các doanh nghiệp và hợp nhất giữa các doanh nghiệp? Mục đích ?. Câu 3: Cá nhân anh A là thành viên hợp danh của cty Z, vậy cá nhân anh A có được góp vốn vào cty TNHH hai thành viên khác không. Vì sao? Giải đề 2: Câu 1: các ý kiến sau đúng hay sai, tại sao? - Trong mọi trường hợp cty TNHH A và cty TNHH B đều được sáp nhập Là sai vì 3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. - Trong mọi trường hợp sinh viên A dều được thành lập doanh nghiệp là sai vì khi mà sinh viên đó bị mất năng lực hành vi hoặc đang truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được thành lập doanh nghiệp. - Việc gửi tin nhắn ủng hộ quỹ phòng chống covid không phải là hợp đồng vì đây là sự tự nguyện, không phải sự thoả thuận giữa các bên và nó cũng ko làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên Câu 2: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa liên doanh giữa các doanh nghiệp và hợp nhất giữa các doanh nghiệp? mục đích ? *)giống nhau: dều hình thành nên 1 doanh nghiệp mới, đều là 1hình thức tập trung kinh tế. Đều áp dụng cho công ty TNHH, công ty cổ phần, HD. Đều tạo ra công ty mới và phải đi đăng ký doanh nghiệp *)khác nhau: - hợp nhất là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mk để hình thành nên 1 doanh nghiệp. - liên doanh: là việc hai hoặc nhiêu doanh nghiệp cùng nhau góp 1 phần tài sản, quyền nghĩ vụ và loiqj ích hợp pháp để hình thành nên 1 doanh nghiệp mới.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.