PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 2_KNTT_K12_Bài 7_Quản lý chi tiêu trong gia đình.doc

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 7. QUẢN LÝ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình. - Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình. - Đánh giá được thói quen chi tiêu và các mục tiêu tài chính của gia đình. 2. Năng lực - Phát triển bản thân: Tham gia lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình. - Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về vai trò của quản lí thu, chi trong gia đình. 3. Phẩm chất Chăm chỉ tham gia lập kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình. Có trách nhiệm thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình. Hướng dẫn bạn bè, người thân cùng thực hiện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của bài học. Khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS khi tìm hiểu và tham gia các hoạt động liên quan đến thu chi trong gia đình b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS, có thể tổ chức trò chơi giữa các học sinh để kể về các thói quen chi tiêu trong gia đình. Em hãy nêu thói quen chi tiêu trong gia đình em và nhận xét về thói quen đó. c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu nhận biết được một số biểu hiện của việc quản lý chi tiêu trong gia đình. Gia đình em có thói quen chi tiêu hợp lý và tiết kiệm. Mỗi tháng, bố mẹ em sẽ lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng mục đích như tiền ăn, tiền học, tiền mua sắm, và tiền tiết kiệm. Em nhận thấy thói quen này rất hữu ích và giáo dục. Nó không chỉ giúp gia đình em quản lý tài chính hiệu quả mà còn dạy cho em những bài học quý giá về giá trị của tiền và tầm quan trọng của việc tiết kiệm. d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS, có thể tổ chức trò chơi giữa các học sinh để kể về các thói quen chi tiêu trong gia đình. Em hãy nêu thói quen chi tiêu trong gia đình em và nhận xét về thói quen đó. Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm/cá nhân chuẩn bị câu trả lời ra giấy. GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Báo cáo, thảo luận GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài mới như lời dẫn trong SGK. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh:
Quản lí thu, chi là hoạt động cơ bản để thực hiện các mục tiêu tài chính của mỗi gia đình, giúp duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mỗi gia đình cần trang bị kĩ năng quản lí thu, chi để sử dụng nguồn tiền hợp lí, thoả mãn được những nhu cầu cơ bản, tiết kiệm cho tương lai, góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc và phát triển. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu về quản lí thu, chi và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm quản lí thu, chi trong gia đình. Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình. b) Nội dung. HS đọc thông tin trong SGK và trả lời. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Từ các thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình. 2/ Qua thông tin 2, em hãy đánh giá thói quen chi tiêu nào tích cực và thói quen chi tiêu nào chưa tích cực. Vì sao? 3/ Em hãy cho biết những thói quen chi tiêu không tích cực sẽ ảnh hưởng như thế nào tới đời sống gia đình. c) Sản phẩm. + Quản lí thu, chi trong gia đình là việc quản lí các khoản thu nhập và chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập của gia đình. + Trong các thói quen chi tiêu trên, có một số thói quen chi tiêu tích cực, một số thói quen chi tiêu không tích cực: Thói quen chi tiêu tích cực: chỉ mua khi thực sự cần thiết; tiết kiệm điện, nước; bàn bạc, thống nhất giữa các thành viên trong gia đình trước khi chi tiêu. Thói quen chi tiêu không tích cực: chi tiêu tuỳ hứng theo cảm xúc; chi tiêu hết thu nhập không có quỹ dự phòng;... + Thói quen chi tiêu tích cực giúp cho mỗi gia đình luôn chủ động trong cuộc sống và thực hiện được các mục tiêu tài chính. Những thói quen chi tiêu không tích cực sẽ phá vỡ những mục tiêu tài chính của gia đình, không chủ động được trong những tình huống xấu như ốm đau, thất nghiệp,... làm cho cuộc sống rơi vào tình thế khó khăn. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin trong SGK và trả lời. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Từ các thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình. 2/ Qua thông tin 2, em hãy đánh giá thói quen chi tiêu nào tích cực và thói quen chi tiêu nào chưa tích cực. Vì sao? 3/ Em hãy cho biết những thói quen chi tiêu không tích cực sẽ ảnh hưởng như thế nào tới đời sống gia đình. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm/cá nhân, viết câu trả lời ra giấy hoặc phiếu học tập. Báo cáo, thảo luận GV mời 1 – 2 đại diện nhóm/HS trong lớp 1. QUẢN LÍ THU, CHI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH Khái niệm: Quản lí thu, chi là việc quản lí các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập của gia đình. Sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình - Kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình. - Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu không tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình. - Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình. - Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra
lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Kết luận, nhận định – GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và kết luận: Trong mỗi gia đình, để giải quyết những vấn đề cơ bản về tài chính như: cân đối thu - chi, thực hành tiết kiệm, gia tăng thu nhập giúp duy trì sự ổn định và phát triển cần phải quản lí thu, chi hiệu quả. trong gia đình. - Nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình a) Mục tiêu. HS tham gia lập và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Theo em, để xây dựng được kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình cần thực hiện những nội dung nào? Vì sao? Em hãy phân tích những nội dung đó. 2/ Hãy xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình và thuyết trình về việc thực hiện kế hoạch đó trong gia đình em. c) Sản phẩm. Bước 1: Thảo luận để xác định mục tiêu tài chính trong gia đình và thời gian thực hiện. Mục tiêu tài chính trong gia đình là các mục tiêu giúp xác định ngân sách để gia đình thực hiện những dự định cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Để thực hiện được các mục tiêu tài chính trong gia đình, phải thảo luận và thống nhất giữa các thành viên và xây dựng ngân quỹ gia đình. Ví dụ: Sau khi kết hôn, vợ chồng bàn bạc thống nhất mục tiêu sau 1 năm sẽ mua sắm được những đồ dùng thiết yếu trong gia đình và tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng. Căn cứ vào thời gian thực hiện có các mục tiêu tài chính sau: mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ví dụ: Gia đình bạn B (có 4 thành viên) đặt ra mục tiêu sau 3 tháng mua một chiếc xe đạp điện chuẩn bị cho em gái vào học trung học phổ thông, sau 3 năm tích luỹ được một khoản tiền cho anh trai vào học đại học, sau 10 năm sẽ mua được một căn chung cư,... Việc đặt mục tiêu tài chính rõ ràng là bước đầu lên kế hoạch những gì gia đình muốn đạt được trong tương lai, có thể liên quan đến tiết kiệm, chi tiêu, kiếm tiền hoặc đầu tư. Việc xác định được mục tiêu tài chính gia đình cần tiến hành như sau: - Liệt kê tất cả những mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. – Xác định mức độ ưu tiên thực hiện các mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu tài chính của gia đình, trong đó cần ưu tiên cho các mục tiêu cấp bách, cơ bản, thiết yếu, phù hợp với nguồn thu của gia đình. Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo tiêu chí cụ thể, đo lường được, có tính khả thi và giới hạn thời gian hoàn thành. Việc xác định mục tiêu cần có sự bàn bạc, thống nhất, đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình để cùng nhau thực hiện mục tiêu. Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình. Ví dụ: Để thực hiện được các mục tiêu tài chính, gia đình B đã liệt kê tất cả các nguồn thu nhập trong gia đình bao gồm: – Thu nhập từ tiền lương của bố mẹ B. – Lãi suất từ hai quyển sổ tiết kiệm của gia đình đã tích luỹ được. Thu nhập từ tiền làm thêm của bố. – Thu nhập từ tiền cho thuê cửa hàng của gia đình. Xác định các nguồn thu nhập đã giúp gia đình B biết được tình hình tài chính hiện tại và có cơ sở để xây dựng kế hoạch thu, chi trong gia đình trong gia đình Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình. Ví dụ: Gia đình Q đã bàn bạc và xác định các khoản chi phí cần trả như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học của con,... là các khoản chi bắt buộc, thiết yếu. Còn các
khoản chi cho giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác được xác định là khoản chi không thiết yếu. Việc chi tiêu trong gia đình luôn đảm bảo nguyên tắc ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu, cân nhắc những khoản chi không thiết yếu để cân đối thu – chi và thực hiện mục tiêu tiết kiệm. Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi: thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm. Trên cơ sở theo dõi mức chi tiêu của gia đình, căn cứ vào nguồn thu, mục tiêu tài chính và danh mục các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu của gia đình để xác định tỉ lệ phân chia các khoản chi cho phù hợp với đặc điểm của gia đình. Dựa trên tỉ lệ đó, phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi. Ví dụ: Trong cuộc sống, gia đình cô H thực hiện triệt để quy tắc 50/30/20, các chi tiêu trong gia đình sẽ được chia thành tỉ lệ 50%, 30% và 20%. Trong đó: 50% dành cho các chi tiêu thiết yếu cho gia đình như: chi phí đi lại, ăn uống, điện nước, tiền học cho con,... 30% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,... 20% dành cho các chi tiêu cá nhân của các thành viên trong gia đình bao gồm các khoản chi phí mua sắm, du lịch, giải trí,... Cuối mỗi tháng, cô tổng hợp chi tiêu trong tháng, so sánh chi tiêu thực tế với kế hoạch đề ra. Từ đó, đưa ra những nhận định khách quan và điều chỉnh chi tiêu những tháng sau cho phù hợp. Trước khi điều chỉnh, cô luôn thảo luận tạo sự đồng tình của các thành viên để chi tiêu hợp lí và đảm bảo hoà khí trong gia đình. Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi hằng tháng theo kế hoạch thông qua việc ghi chép và điều chỉnh các khoản chi tiêu cho phù hợp. Ví dụ: Vợ chồng anh N có tổng thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng/tháng. Kể từ khi mới kết hôn, anh chị đã thống nhất cách thức kiểm soát thu, chi. Mọi nguồn thu của các thành viên trong gia đình đều được ghi chép lại và người vợ sẽ giữ tiền. Bên cạnh đó, anh chị còn đưa ra 4 cách kiểm soát nguồn chi: chỉ mua sắm vào những ngày quy định, chi tiêu có mục đích, tạo một danh sách mua sắm trước khi mua và tạo ra giới hạn chi tiêu. Nhờ vậy mà gia đình anh N luôn đạt trạng thái chi tiêu hiệu quả và tiết kiệm được những khoản tiền đều đặn hằng tháng. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Theo em, để xây dựng được kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình cần thực hiện những nội dung nào? Vì sao? Em hãy phân tích những nội dung đó. 2/ Hãy xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình và thuyết trình về việc thực hiện kế hoạch đó trong gia đình em. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm học tập, chuẩn bị câu trả lời ra giấy hoặc bảng nhóm để trình bày trước lớp Báo cáo, thảo luận GV triển khai phần báo cáo kết quả học tập: mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét, phản biện, bổ sung. Kết luận, nhận định GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó kết luận: Sau khi lập được kế hoạch chi tiêu trong gia đình, cần thực hiện nghiêm túc bản kế hoạch đó. Trước hết, 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH Bước 1. Thảo luận để xác định mục tiêu tài chính trong gia đình: Bước 2. Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình: Bước 3. Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình Bước 4. Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình Bước 5. Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.