Content text ĐỀ 5 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 12 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách)- fix.pdf
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nội năng của một vật phụ thuộc vào A. nhiệt độ và áp suất của vật. B. nhiệt độ và khối lượng của vật. C. thể tích và áp suất của vật. D. thể tích và nhiệt độ của vật. Câu 2: Chuyển động Brown là chuyển động hỗn loạn không ngừng của A. các chất. B. các phân tử. C. các nguyên tử. D. các hạt rất nhỏ. Câu 3: Lớp màn sương mù xuất hiện vào sáng sớm là quá trình chuyển thể nào sau đây? A. Nóng chảy. B. Đông đặc C. Bay hơi. D. Ngưng tụ. Câu 4: Ba thông số mô tả trạng thái của chất khí là A. nhiệt độ, thể tích, áp suất. B. khối lượng, nhiệt độ, khối lượng riêng. C. khối lượng, áp suất, nhiệt độ. D. khối lượng riêng, áp suất, nhiệt độ. Câu 5: Gọi NA là số Avogadro. Một khối khí có thể tích của khối khí là V (lít) khối lượng một mol là M và chứa N phần tử sẽ có khối lượng m bằng A. A V .N 22.4 B. M.NA C. A N.M N D. V M 22,4 Câu 6: Một hạt proton chuyển động với vận tốc v0 vào trong từ trường theo phương song song với đường sức từ thì A. động năng của proton tăng B. tốc độ không đổi nhưng hướng chuyển động của proton thay đổi. C. tốc độ của proton tăng. D. hướng chuyển động của proton không đổi. Câu 7: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng? A. Thể tích của các phân tử có thể bỏ qua B. Khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua. C. Các phân tử chỉ tương tác khi va chạm D. Khí có thể gây áp suất lên thành bình. Câu 8: Đun nóng khí trong bình kín. Kết luận nào sau đây là sai? A. Thế năng tương tác của các phân tử khí tăng lên. B. Nội năng của khí tăng lên. C. Động năng của các phân tử khí tăng lên. D. Truyền nội năng cho chất khí. Câu 9: Vào buổi sáng, sương trên lá hóa hơi thành hơi nước dưới ánh nắng mặt trời. Trong quá trình này, giữa các phân tử nước có A. lực hút và lực đẩy phân tử đều yếu đi. B. lực hút phân tử mạnh lên còn lực đẩy phân tử yếu đi. C. lực hút và lực đẩy phân tử đều mạnh lên. D. lực hút phân tử yếu đi còn lực đẩy phân tử mạnh lên. Câu 10: Trong hệ tọa độ pOV thì đường đẳng áp là A. đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. đường thẳng xiên qua trục OV. C. đường thẳng vuông góc với trục OV. D. đường thẳng song song với trục OV Câu 11: Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng của hệ không do truyền nhiệt? A. Đun nước B. Phơi quần áo. C. Khuấy nước D. Luyện kim. Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy? A. Nước đang sôi. B. Một ngọn nến đang cháy. C. Cầu chì bị đứt. D. Một phiến băng đang tan. Câu 13: Một trong hai nhiệt độ được chọn làm mốc trong thang nhiệt Kelvin là A. Nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết ở áp suất 1 atm. B. Nhiệt độ sôi của nước tinh khiết ở áp suất 1 atm. C. Nhiệt độ mà tại đó chuyển động nhiệt của các phân tử đều dừng lại. D. Nhiệt độ mà tại đó nước tồn tại ở cả hai thể rắn và lỏng. Mã đề thi: 5
Câu 14: Khi tiến hành đun nước từ nhiệt độ 300C đến 800C, ta nói nhiệt độ đã biến thiên một lượng Δt = 500C trong thang đo nhiệt độ Celcius. Độ biến thiên nhiệt độ theo thang Kelvin bằng bao nhiêu? A. 80K B. 233K C. 323K D. 50K Câu 15: Khi tiến hành đun nước từ nhiệt độ 300C đến 800C, ta nói nhiệt độ đã biến thiên một lượng Δt = 500C trong thang đo nhiệt độ Celcius. Độ biến thiên nhiệt độ theo thang Kelvin bằng bao nhiêu? T V a bc O T p O a b c T p O c a b T p O c a b T p O a b c Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 2. B. Hình 3. C. Hình 1. D. Hình 4. Câu 16: Một bình kín có dung tích 8 dm3 chứa 12 g khí helium ở áp suất 1,85.105 Pa. Khối lượng mol của nguyên tử helium là 4 g/mol. Động năng tịnh tiến trung bình của phân tử helium là A. 1,23.10-20 J. B. 1,32.10-20 J. C. 1,23.10-21 J. D. 1,32.10-21 J. Câu 17: Để xác định nhiệt hóa hơi của nước, một học sinh làm thí nghiệm như sau: Đưa 20 g hơi nước ở 1000C vào một nhiệt lượng kế chứa 470 g nước ở nhiệt độ 200C, đến khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cuối cùng của hệ là 45°C. Biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/K và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Nhiệt hóa hơi riêng mà học sinh này tính được là A. 2,22.106 J/kg. B. 2,28.106 J/kg. C. 2,25.106 J/kg. D. 2,30.106 J/kg. Câu 18: Một khối khí được biến đổi trạng thái với áp suất không đổi. Nếu nhiệt độ của khối khí tăng thêm 40 K thì thể tích của khối khí tăng một lượng là V. Nếu nhiệt độ của khối khí tăng thêm một lượng 600C thì thể tích của khối khí tăng một lượng là A. 0,67 V. B. 1,50 V. C. 3,00 V. D. 1,25 V. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho vật (1) có khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1, nhiệt độ ban đầu t1 = 1100C tiếp xúc nhiệt với vật (2) có khối lượng m2, nhiệt dung riêng c2, nhiệt độ ban đầu t2 = 200C. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ của hai vật theo thời gian. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hệ và môi trường. phút 110 5520 4 0 t( C) O Phát biểu Đúng Sai a) Vật (1) tỏa nhiệt, vật (2) thu nhiệt. b) Sau 4 phút kể từ lúc τ = 0 thì hai vật đạt trạng thái cân bằng nhiệt. c) Tại thời điểm τ = 5 phút, nếu lấy vật (2) ra khỏi hệ thì nhiệt độ của vật (1) là 550C. d) Hệ thức liên hệ giữa m1, c1 và m2, c2 là m1c1 = 1,6m2c2. Câu 2: Nói về ảnh hưởng của chuyển động các phân tử khí tác dụng lên thành bình thì ta có kết luận sau: Phát biểu Đúng Sai
a) Khi các phân tử khí chuyển động nhiệt đến va chạm vào thành bình sẽ gây áp suất lên thành bình. b) Áp suất của phân tử khí tác dụng lên thành bình được tính bằng áp lực của phân tử khí tác dụng lên một đơn vị diện tích thành bình. c) Áp lực của phân tử tác dụng lên thành bình càng lớn khi động lượng của các phân tử khí đập vào thành bình càng lớn. d) Số lượng của phân tử khí va chạm với thành bình tỉ lệ với mật độ của phân tử khí. Câu 3: Khi nung nóng một chất rắn kết tinh ở áp suất tiêu chuẩn, nhiệt độ của chất rắn tăng lên đến một giá trị nào đó thì chất rắn bắt đầu chuyển sang thể lỏng. Quá trình này được gọi là quá trình nóng chảy. Phát biểu Đúng Sai a) Nhiệt độ mà chất rắn kết tinh bắt đầu nóng chảy gọi là nhiệt độ nóng chảy. b) Trong quá trình nung nóng, các phân tử của chất rắn sẽ dao động mạnh làm tăng khoảng cách giữa chúng. c) Nhiệt độ của chất rắn kết tinh tăng liên tục trong quá trình nung nóng đến khi nó nóng chảy hoàn toàn. d) Sau khi chuyển sang thể lỏng, nếu ngừng cung cấp nhiệt thì chất lỏng sẽ bắt đầu quá trình đông đặc. Câu 4: Một động cơ nhiệt thực hiện 50 chu trình mỗi giây. Mỗi một chu trình, động cơ hấp thụ nhiệt lượng Q1 = 20 kJ từ nguồn nhiệt có nhiệt độ T1, sinh công A và tỏa nhiệt lượng Q2 = 16 kJ cho nguồn nhiệt có nhiệt độ T2. Phát biểu Đúng Sai a) T1 < T2. b) A = 4 kJ. c) Hiệu suất của động cơ là 25%. d) Công suất của động cơ là 200 W. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Nhiệt độ tới hạn của một vật liệu siêu dẫn là 215 K. Nhiệt độ này biểu thị theo thang Celsius bằng bao nhiêu 0C? Đáp án Câu 2: Trong một bình kín chứa khí Nitrogen ở áp suất 7 atm và nhiệt độ 2570C. Khối lượng mol của Nitrogen phân tử là 28 g/mol và hằng số khí R = 0,082 (atm.lít)/(mol.K). Khối lượng riêng của khí trong bình bằng bao nhiêu g/lít? (Kết quả làm tròn đến hai chữ số thập phân sau dấu phẩy) Đáp án Câu 3: Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở nhiệt độ 100C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 293 K. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Bỏ qua nhiệt lượng hao phí tỏa ra môi trường bên ngoài. Giá trị của t bằng bao nhiêu 0C? Đáp án Câu 4: Máy nước nóng năng lượng mặt trời chứa 50 lít nước, nhận 4,2.106 J quang năng mỗi giờ. Biết nước có khối lượng riêng 1000 kg/m3 và nhiệt dung riêng 4200 J/kg.K. Nếu 20% quang năng của nước chuyển hóa thành nhiệt lượng làm nóng nước thì mỗi giờ nhiệt độ của nước tăng thêm bao nhiêu 0C?
Đáp án Câu 5: Một bóng khí có thể tích 13 ml ở đáy ao, nổi dần lên mặt nước. Biết ao nước sâu 3 m, nhiệt độ của bóng khí không thay đổi. Lấy khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 , gia tốc trọng trường 10 m/s2 và áp suất khí quyển 105 Pa. Thể tích của bóng khí khi ở mặt nước bằng bao nhiêu ml? Đáp án Câu 6: Cho một ống nghiệm một đầu kín được đặt thẳng đứng, miệng ống ở trên; ống có tiết diện đều, bên trong có một cột không khí cao l = 18 cm ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân chiều dài d và có mặt thoáng cách miệng ống h = 4 cm như hình bên. Cho áp suất khí quyển là p0 = 76 cmHg. Xoay từ từ ống nghiệm 1800 quanh một trục nằm ngang và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ miệng ống hướng xuống thì thấy thủy ngân không bị chảy ra khỏi ống. Giá trị lớn nhất của d bằng bao nhiêu cm? Đáp án −−−−− HẾT −−−−− Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!