Content text Bài 1. DNA và nhân đôi DNA (Bài tập) - Đề.pdf
1 BÀI 1: DNA VÀ NHÂN ĐÔI DNA A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Loại đơn phân nào sau đây cấu tạo nên DNA? A. amino acid. B. nucleotide. C. glucose. D. acid béo. Câu 2. Loại nucleotide nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA? A. Adenin (A). B. Timin (T). C. Uraxin (U). D. Cytosine.(C). DNA chỉ có 4 loại đơn phân là A, T, G, C; không có U. Câu 3. Hai mạch của phân tử DNA liên kết với nhau bằng loại liên kết nào sau đây? A. Hydrogen. B. peptide. C. Ion. D. Ester. Câu 4. Một đoạn của phân tử DNA mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polypeptide hay một phân tử RNA được gọi là A. Mã di truyền. B. Gene. C. Codon. D. Anticodon. Câu 5. Một đoạn phân tử DNA ở sinh vật nhận thực có trình tự nucleotide trên mạch mang mã gốc là 3 ...ATAGAATCGCGA ...5’. Trình tự nucleotide trên mạch bổ sung của đoạn DNA này là A. 5’... GTTGAAACCCT...3’. B. 5’... TATCTTAGCGCT...3’ C. 5’...TAGTTACCGGT...3’. D. 5’ ... GGCCAATGGGGA...3’ Câu 6. Ở tế bào động vật, DNA có trong cấu trúc nào sau đây? A. nhân tế bào. B. nhân tế bào, ti thể và lục lạp. C. nhân tế bào và ti thể. D. ti thể, lục lạp. Câu 7. Quá trình nhân đôi DNA sử dụng những loại nucleotide nào sau đây để tổng hợp mạch DNA? I. Adenin (A). II. Timin (T). III. Guanin (G). IV. Cytosine. (C). V. Uraxin (U). A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 8. Trong quá trình nhân đôi DNA, Enzyme có vai trò lắp ráp các nucleotide tự do tạo mạch đơn mới theo nguyên tắc bổ sung là A. Amylase. B. DNApolymerase. C. Ligase. D. Enzyme tháo xoắn DNA. Câu 9. Ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi DNA diễn ra ở những vị trí nào sau đây? A. Nhân tế bào và bào quan ti thể, lục lạp. B. Ở bào quan ribosome. C. Trên màng tế bào. D. Trên màng nhân. Câu 10. Từ 1 phân tử DNA tiến hành nhân đôi 6 lần thì sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử DNA? A. 32. B. 64. C. 61. D. 12. Câu 11. Từ 2 phân tử DNA tiến hành nhân đôi 5 lần thì sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử DNA hoàn toàn mới? A. 60. B. 32. C. 64. D. 62. Câu 13. Một phân tử DNA vi khuẩn có chiều dài 20400A0 và có G = 4A. Phân tử DNA này nhân đôi liên tiếp 5 lần. Số nucleotide loại T mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là A. 6000. B. 62000. C. 148800. D. 37200. Câu 14. Một gene có tổng số 3200 nucleotide và số nucleotide loại G chiếm 20% tổng số nucleotide của gen. Gene nhân đôi 3 lần. Số nucleotide loại A mà môi trường cung cấp là bao nhiêu? A. 4480. B. 640. C. 2940. D. 6720. Câu 15. Quá trình nhân đôi DNA có bao nhiêu đặc điểm sau đây? I. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. III. Chỉ có một mạch đơn được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4 b. DNA của tất cả các loài đều được cấu trúc từ 4 loại nucleotide nhưng mỗi DNA của mỗi loài, mỗi cá thể được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotide. c. Trong cấu trúc DNA, nếu tỉ lệ (A+T)/(G+X) càng nhỏ thì tính bền vững của DNA càng cao. d. DNA là một đại phân tử sinh học, có cấu trúc đa phân, đơn phân là các nucleotide. Các em làm đúng sai như sau : AS.BĐ.CS.4Đ Câu 28: Các nucleotide trên hai mạch đơn của DNA liên kết với nhau bằng liên kết hydrogene theo nguyên tắc bổ sung. Đây là liên kết yếu, có thể bị phá vỡ ở những điều kiện nhất định. Vì vậy, DNA có khả năng tách thành hai mạch đơn polynucleotide. Trong quá trình tái bản DNA, mỗi mạch đơn là khuôn để các nucleotide kết cặp đặc hiệu theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với C và ngược lại, tạo nên mạch mới tổng hợp. Nhờ khả năng tái bản, DNA truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai? Các em làm đúng sai như sau : AS.BĐ.CS.4Đ a. Trong cấu trúc DNA, nếu tỉ lệ (A+T)/(G+X) càng lớn thì tính bền vững của DNA càng cao. b. Tái bản là một hình thức để DNA truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. c. Để thực hiện quá trình tái bản thì các liên kết hydrogene giữa các nucleotide trên hai mạch polynucleotide bị cắt đứt và 2 mạch polynucleotide tách nhau ra. d. Nhờ vào nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide mà DNA truyền thông tin một cách chính xác qua các thế hệ tế bào. Câu 29: Trình tự nucleotide của DNA được biểu thành trình tự nucleotide của RNA theo nguyên tắc bổ sung, từ đó qui định trình tự chuỗi amino acid của protein được tổng hợp tương ứng. Protein là cơ sở hình thành các cấu trúc tế bào, thực hiện chức năng và tạo nên tính trạng của cơ thể. Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai? Các em làm đúng sai như sau : AS.BĐ.CS.4Đ a. RNA được tạo ra thông qua quá trình phiên mã dựa trên khuôn mẫu là mạch mã gốc của gene. b. Trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide của phân tử protein do trình tự nucleotide trên gene qui định. c. Tất cả các gene trên DNA đều tham gia qui định cấu trúc nên protein tính trạng. d. Các gene trên DNA được biểu hiện thành tính trạng thông qua sơ đồ: Gene → mRNA → Protein → Tính trạng. Câu 30: Trình tự nucleotide của DNA có khả năng biến đổi. Sự thay thế nucleotide này bằng nucleotide khác, sự thay đổi số lượng, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi polynucleotide dẫn đến sự thay đổi thông tin di truyền, tạo nên biến dị ở sinh vật. Biến dị di truyền là nguyên liệu cơ sở cho quá trình tiến hóa và sự đa dạng của sinh giới. Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai? Các em làm đúng sai như sau : AS.BĐ.CS.4Đ a. DNA có khả năng đổi mới thông tin di truyền thông qua quá trình đột biến. b. Sự thay đổi về số lượng, trật tự sắp xếp các nucleotide trong DNA có thể dẫn đến sự thay đổi số lượng, trật tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide. c. Tất cả những biến đổi trong cấu trúc của DNA đều là nguyên liệu của tiến hóa. d. Biến dị xảy ra trong DNA là một trong những nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của sinh giới. Câu 31: Một phân tử DNA có chiều dài 425 nm và có 22,4% số nucleotide loại A. Dựa vào