PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ 2.3.pdf

CHỦ ĐỀ 2.3: SÓNG DỪNG Câu 1. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng A. độ dài của dây. B. một nửa độ dài của dây. C. khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp. D. hai lần khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp. Câu 2. Sóng phản xạ A. luôn bị đổi dấu. B. luôn luôn không bị đổi dấu. C. bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản cố định. D. bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản di động. Câu 3. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng A. độ dài của dây. B. một nửa độ dài của dây. C. khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp. D. hai lần khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp. Câu 4. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng A. một phần tư bước sóng. B. một bước sóng. C. nửa bước sóng. D. hai bước sóng. Câu 5. Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng A. một nửa bước sóng. B. một bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D. một số nguyên lần bước sóng. Câu 6. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng A. một số nguyên lần bước sóng. B. một nửa bước sóng. C. một bước sóng. D. một phần tư bước sóng. Câu 7. Điều kiện có sóng dừng trên dây chiều dài l khi một đầu dây cố định và đầu còn lại tự do là A. l = kλ. B. l = kλ/2. C. l = (2k + 1)λ/2. D. l = (2k + 1)λ/4. Câu 8. Điều kiện có sóng dừng trên dây chiều dài l khi cả hai đầu dây cố định hay hai đầu tự do là A. l = kλ. B. l = kλ/2. C. l = (2k + 1)λ/2. D. l = (2k + 1)λ/4. Câu 9. Một dây đàn hồi có chiều dài l, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là A. λmax = l/2. B. λmax = l. C. λmax = 2l. D. λmax = 4l. Câu 10. Một dây đàn hồi có chiều dài L, một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là A. λmax = l/2. B. λmax = l. C. λmax = 2l. D. λmax = 4l.
Câu 11. Trên một sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là A. v 2l B. v 4l C. 2v l D. v l Câu 12. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng A. độ dài của dây. B. một nửa độ dài của dây. C. khoảng cách giữa hai nút sóng hay hai bụng sóng liên tiếp. D. hai lần khoảng cách giữa hai nút sóng hay hai bụng liên tiếp. Câu 13. Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB = 80 cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hòa với tần số ƒ = 50 Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 10 m/s. B. v = 5 m/s. C. v = 20 m/s. D. v = 40 m/s. Câu 14. Một dây đàn dài 40 cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số ƒ = 600 Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Bước sóng trên dây là A. λ= 13,3 cm. B. λ= 20 cm. C. λ= 40 cm. D. λ= 80 cm. Câu 15. Một sợi dây đàn hồi dài 60 cm,căng ở hai đầu cố định, được rung với tần số ƒ = 50 Hz, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 60 cm/s. B. v = 75 cm/s. C. v = 12 cm/s. D. v = 15 m/s. Câu 16. Một dây đàn hồi AB dài 60 cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số ƒ = 50 Hz. Khi âm thoa rung, trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 15 m/s. B. v = 28 m/s. C. v = 25 m/s. D. v = 20 m/s. Câu 17. Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100 cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 50 m/s. B. v = 100 m/s. C. v = 25 m/s. D. v = 75 m/s. Câu 18. Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 60 m/s. B. v = 80 m/s. C. v = 40 m/s. D. v = 100 m/s. Câu 19. Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tần số 50 Hz, trên dây đếm được năm nút sóng, kể cả hai nút A, B. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 30 m/s. B. v = 25 m/s. C. v = 20 m/s. D. v = 15 m/s. Câu 20. Dây đàn chiều dài 80 cm phát ra âm có tần số 12 Hz quan sát dây đàn thấy 3 nút và 2 bụng. Vận tốc truyền sóng trên dây đàn là A. v = 1,6 m/s. B. v = 7,68 m/s. C. v = 5,48 m/s. D. v = 9,6 m/s. Câu 21. Một dây AB dài 90 cm có đầu B thả tự do. Tạo ở đầu A một dao động điều hoà ngang có tần số ƒ = 100 Hz ta có sóng dừng, trên dây có 4 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây có giá trị là
A. 60 m/s. B. 50 m/s. C. 35 m/s. D. 40 m/s. Câu 22. Một sợi dây AB có chiều dài 1 m căng ngang, đầu A cố định, đầu B gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hoà với tần số 20 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, B được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 50 m/s. B. 2 cm/s. C. 10 m/s. D. 2,5 cm/s. Câu 23. Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây là v = 40 m/s, hai đầu dây cố định. Khi tần số sóng trên dây là 200 Hz, trên dây hình thành sóng dừng với 10 bụng sóng. Hãy chỉ ra tần số nào cho dưới đây cũng tạo ra sóng dừng trên dây? A. ƒ = 90 Hz. B. ƒ = 70 Hz. C. ƒ = 60 Hz. D. ƒ = 110 Hz. Câu 24. Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB thì thấy trên dây có 7 nút (kể cả 2 nút ở 2 đầu AB), biết tần số sóng là 42 Hz. Cũng với dây AB và tốc độ truyền sóng như trên, muốn trên dây có 5 nút (tính cả 2 đầu AB) thì tần số sóng có giá trị là A. ƒ = 30 Hz. B. ƒ = 63 Hz. C. ƒ = 28 Hz. D. ƒ = 58,8 Hz. Câu 25. Sợi dây OB = 21 cm với đầu B tự do. Gây ra tại O một dao động ngang có tần số ƒ. Tốc độ truyền sóng là v = 2,8 m/s. Sóng dừng trên dây có 8 bụng sóng thì tần số dao động là A. ƒ = 40 Hz. B. ƒ = 50 Hz. C. ƒ = 60 Hz. D. ƒ = 20 Hz. Câu 26. Sợi dây AB = 21 cm với đầu B tự do gây ra tại A một dao động ngang có tần số ƒ. Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 4 m/s, muốn có 8 bụng sóng thì tần số dao động phải là bao nhiêu? A. ƒ = 71,4 Hz. B. ƒ = 7,14 Hz. C. ƒ = 714 Hz. D. ƒ = 74,1 Hz. Câu 27. Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150 Hz và 200 Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là A. ƒ = 50 Hz. B. ƒ = 125 Hz. C. ƒ = 75 Hz. D. ƒ = 100 Hz. Câu 28. Một sợi dây đàn hồi AB được dùng để tạo sóng dừng trên dây với đầu A cố định, đầu B tự do. Biết chiều dài dây là l = 20 cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s, và trên dây có 5 bụng sóng.Tần số sóng có giá trị là A. ƒ = 45 Hz. B. ƒ = 50 Hz. C. ƒ = 90 Hz. D. ƒ = 130 Hz. Câu 29. Một dây AB hai đầu cố định. Khi dây rung với tần số ƒ thì trên dây có 4 bó sóng. Khi tần số tăng thêm 10 Hz thì trên dây có 5 bó sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là 10 m/s. Chiều dài và tần số rung của dây có giá trị là A. l = 50 cm, ƒ = 40 Hz. B. l = 40 cm, ƒ = 50 Hz. C. l = 5 cm, ƒ = 50 Hz. D. l = 50 cm, ƒ = 50 Hz. Câu 30. Một ống sáo có một đầu kín, một đầu hở dài 68 cm. Hỏi ống sáo có khả năng cộng hưởng những âm có tần số nào sau đây, biết tốc độ âm trong không khí v = 340 m/s. A. ƒ = 125 Hz, ƒ = 375 Hz. B. ƒ = 75 Hz, ƒ = 15 Hz. C. ƒ = 150 Hz, ƒ = 300 Hz. D. ƒ = 30 Hz, ƒ = 100 Hz.
1D 6 D 11 A 16 D 21 D 26 A 2 C 7 D 12 D 17 A 22 C 27 A 3 D 8 B 1 3 C 18 D 23 C 28 A 4 C 9 C 14 C 19 B 24 C 29 A 5 A 10 D 15 D 20 D 25 B 30 A

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.