Content text 6. CHUYÊN ĐỀ ĐÒN BẨY.docx
CHỦ ĐỀ TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC CHUYÊN ĐỀ ĐÒN BẨY A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mô tả cấu tạo của đòn bẩy. - Nêu được khi sử dụng đòn bẩy sẽ làm thay đổi lực tác dụng lên vật. - Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực. - Lấy được ví dụ thực tế trong lao động sản xuất trong việc sử dụng đòn bẩy và chỉ ra được nguyên nhân sử dụng đòn bẩy đúng cách sẽ giúp giảm sức người và ngược lại. - Sử dụng đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn. - Thiết kế một vật dụng sinh hoạt cá nhân có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy. B. ÔN TẬP KIẾN THỨC I. Tác dụng của đòn bẩy - Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về lực. - Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là cánh tay đòn. - Với cuộc sống: + Đòn bẩy là một công cụ quan trọng trong cuộc sống và có thể được sử dụng để cung cấp lợi thế về lực. + Khi đòn bẩy được sử dụng để thay đổi hướng tác dụng của lực và nâng vật nặng, nó có thể giúp ta đạt được lợi về lực. II. Phân loại đòn bẩy - Để dễ hình dung, ta mô tả đòn bẩy là một thanh cứng thẳng và thực tế có hai loại đòn bẩy tuỳ theo vị trí của điểm tựa O và điểm đặt của các lực tác dụng F1 và F2. - Đòn bẩy loại 1: Điểm tựa O nằm trong khoảng giữa điểm đặt O1 và O2, của các lực F1 và F2.
- Đòn bẩy loại 2: Điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1 và O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2, nằm xa điểm tựa O hơn vị trí của lực F1. - Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực, nhưng có trường hợp không cho lợi về lực khi điểm tựa O nằm gần vị trí của lực F1, được gọi là đòn bẩy loại 3. Hình Loại đòn bẩy Tác dụng 19.6 a Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (câu được cá nhanh hơn). 19.6 b Đòn bẩy loại 1 Cho lợi về lực (mở được nắp bia dễ dàng). 19.6 c Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (gắp thức ăn dễ dàng). 19.6 d Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực Nâng được vật nặng (làm vỡ được vật cứng khi cần một lực tác dụng lớn). 19. 6 e Đòn bẩy loại 1 Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (làm thuyền di chuyển dễ dàng).
19.6 g Đòn bẩy loại 1 Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (cắt đồ vật dễ dàng). III. Ứng dụng của đòn bẩy - Trong cuộc sống, đòn bẩy được ứng dụng vào nhiều công việc và chế tạo nhiều công cụ hữu ích. - Trong cơ thể người, có nhiều bộ phận có cấu tạo và hoạt động tương tự một đòn bẩy. Dưới đây là hai ví dụ mô tả các đòn bẩy trong cơ thể người: + Đầu là một đòn bẩy loại 1 với trục quay là đốt sống trên cùng. Trọng lượng đầu được chia đều hai bên trục quay giúp đầu ở trạng thái cân bằng. Lực tác dụng giúp đầu có thể quay quanh đốt sống là nhờ hệ thống cơ sau gáy. + Đòn bẩy trong xe đạp + Xe đạp là phương tiện quen thuộc với chúng ta. Trong xe đạp có nhiều bộ phận có chức năng như một đòn bẩy.
C. LUYỆN KỸ NĂNG Phương pháp chung : Bước 1: Phân tích phương chiều các lực tác dụng vào cơ hệ trên hình vẽ. Bước 2: Chỉ rõ tên lực tác dụng, cường độ và đơn vị của mỗi lực, xác định được cánh tay đòn của lực, trục quay. Bước 3: Sử dụng phương trình cân bằng của đòn bẩy để giải bài tập. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là : M Xuôi = M Ngược F 1 .l 1 = F 2 .l 2 “Tổng mô men của lực quay theo chiều kim đồng hồ ( M Xuôi ) bằng tổng mô men của các lực quay ngược chiều kim đồng hồ (M Ngược ). ” DẠNG 1. XÁC ĐỊNH LỰC VÀ CÁNH TAY ĐÒN CỦA LỰC. Bài 1. Người ta dùng một xà beng có dạng như hình vẽ để nhổ một cây đinh cắm sâu vào gỗ. a) Khi tác dụng một lực F = 100N vuông góc với OB tại đầu B ta sẽ nhổ được đinh. Tính lực giữ của gỗ vào đinh lúc này ? Cho biết OB bằng 10 lần OA và BOH= = 45 0 . b) Nếu lực tác dụng vào đầu B vuông góc với tấm gỗ thì phải tác dụng một lực có độ lớn bằng bao nhiêu mới nhổ được đinh? F C F F ’ A O B H Hướng dẫn giải: