Content text Bài 5. Tìm hiểu về xử lí nước.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 5: TÌM HIỂU VỀ XỬ LÍ NƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được các vật liệu và hóa chất thông dụng có thể được sử dụng trong xử lí nước như than (hoặc than hoạt tính); cát, đá, sỏi; các loại phèn, PAC (poly(aluminium chloride)),…. - Nêu được một số hóa chất xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt. - Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của mẫu nước sinh hoạt. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Đọc SCĐ và tài liệu tham khảo, chủ động tìm hiểu khái niệm mới, rèn luyện kĩ năng mới và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,… trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức bài học để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hàng ngày có liên quan. Năng lực hóa học: - Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được các vật liệu và hóa chất thông dụng có thể được sử dụng trong xử lí nước như than (hoặc than hoạt tính); cát, đá, sỏi; các loại phèn, PAC (poly(aluminium chloride)),…. Nêu được một số hóa chất xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của mẫu nước sinh hoạt.
2 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực tiếp nhận kiến thức mới, tích cực giải quyết các vấn đề được nêu trong bài giảng hoặc trong hoạt động. - Trách nhiệm: Nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong các hoạt động và hoàn thành hoạt động theo đúng thời gian và yêu cầu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SCĐ, SGV, SBT. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. b. Nội dung: HS trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên các loại nước sinh hoạt, tác nhân làm trong nước hiệu quả. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS trả lời các từ hàng ngang, cuối cùng tìm từ chìa khóa:
3 Câu 1. Nơi thực hiện quá trình kết tủa sắt ở nhà máy nước bằng cách cho nước mưa tiếp xúc với không khí. Câu 2. Tên gọi chung của nước sông, hồ, ao, ngòi. Câu 3. Tên gọi của các tác nhân giúp kết tủa các hạt lơ lửng, làm trong nước. Câu 4. Tên nguồn nước được lấy từ lòng đất để sản xuất nước sinh hoạt. Câu 5. Tên loại nước sinh hoạt phổ biến hiện nay. Câu 6. Tên tác nhân làm trong nước hiệu quả, được coi là bước đột phá trong công nghệ xử lí nước hiện nay. Câu 7. Tên gọi chung của các loại muối kép, thường là muối sulfate. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:
4 - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Nước cấp (nước máy) là nước đã qua xử lí ở các nhà máy để cung cấp cho người dân phục vụ sinh hoạt. Để tìm hiểu các loại vật liệu, hóa chất nào dùng xử lí nước tự nhiên thành nước sinh hoạt, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 5: Tìm hiểu về xử lí nước. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Khái quát về xử lí nước sinh hoạt a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm nước sinh hoạt, các tiêu chí của nước sinh hoạt, khái niệm xử lí nước thành nước sinh hoạt. b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, video GV cung cấp, đọc các thông tin trong SCĐ và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm nước sinh hoạt, các tiêu chí của nước sinh hoạt, khái niệm xử lí nước thành nước sinh hoạt. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV tổ chức cho HS quan sát hình sau: I. Khái quát về xử lí nước sinh hoạt 1. Nước sinh hoạt - Nước sinh hoạt: nước đã qua