Content text bài 25. Sinh thái học phục hồi, bảo tồn.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 9: SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG BÀI 25: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn. - Thực hiện được bài tập về thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về phục hồi và bảo tồn sinh thái. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng kiến thức đã biết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn, phục hồi sinh thái. Năng lực sinh học: - Năng lực nhận thức sinh học: ○ Trình bày được khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn. ○ Thực hiện được bài tập về thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các biện pháp bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái; tuyên truyền, nâng cao được nhận thức của HS về phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh vật.
2 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó. - Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu về sinh thái học phục hồi và bảo tồn, HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng sinh vật; tuyên truyền về bảo tồn và phục hồi sinh thái. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều. - Máy tính, máy chiếu. - Phiếu học tập. - Hình 25.1 - 25.4; hình ảnh về các biện pháp bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái. - Video về bảo tồn các loại san hô: https://youtu.be/Vkna9dVVHA4. - Tài liệu về bảo tồn hệ sinh thái san hô: https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-he-sinh-thai-san-ho-bai-3-cac-mo-hinh- va-giai-phap-phuc-hoi-343392.html 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều. - Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp; sưu tầm tài liệu, hình ảnh, video về một số biện pháp phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học. b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát video và trả lời câu hỏi về quần xã sinh vật. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. - Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS. d. Tổ chức thực hiện:
4 những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này, vậy ngoài hệ sinh thái san hô, các hệ sinh thái khác cần được phục hồi và bảo tồn như thế nào? Để có câu trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng vào - Bài 25. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn. b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin SGK và tìm hiểu Sinh thái học phục hồi và bảo tồn. c. Sản phẩm học tập: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS. - GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin SGK và hoàn thành bảng (Đính kèm dưới hoạt động). - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: 1. Tại sao chúng ta cần bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái? 2. Nêu một số ví dụ về các biện pháp phục hồi hệ sinh thái. 3. Hãy nêu biện pháp bảo tồn sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng khi môi trường sống của chúng đang ngày càng bị thu hẹp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu nội dung SGK và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát; gợi ý, định hướng HS (nếu cần thiết). Bảng 1 - Đính kèm dưới hoạt động.