PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ 3. OXYGEN – KHÔNG KHÍ (File HS).pdf

CHUYÊN ĐỀ 3. OXYGEN – KHÔNG KHÍ KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Oxygen 1. Tính chất vật lí của oxygen - Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. - Oxygen hóa lỏng ở - 183oC, hóa rắn ở -218 oC. Ở thể lỏng và rắn oxygen có màu xanh nhạt. 2. Tầm quan trọng của oxygen ♦ Oxygen cần cho sự sống của sinh vật trên Trái Đất - Oxygen có ở khắp mọi nơi trên trái đất: Oxygen trong không khí Oxygen trong nước Oxygen trong đất tơi xốp - Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật Nhờ có oxygen mà sự sống của các sinh vật trên Trái Đất mới có thể được duy trì. ♦ Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu - Khí oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, ... để phục vụ cuộc sống như thắp sáng, làm chín thức ăn, hoạt động máy móc, phương tiện giao thông, ... Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. Điều kiện phát sinh sự cháy Biện pháp dập tắt sự cháy Chất chữa cháy Có đủ 3 yếu tố: (1) Chất cháy (nhiên liệu) (2) Oxygen (3) Nguồn nhiệt Làm mất một trong ba yếu tố như: - Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy. - Cách li chất cháy với khí oxygen. - Bình cứu hỏa. - Nước, cát.  
KIẾN THỨC CẦN NHỚ II. Không khí 1. Thành phần không khí ♦ Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen (nitơ), còn lại 1% là carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác. ♦ Thí nghiệm xác định phần trăm thể tích oxygen trong không khí: 2. Vai trò của không khí - Mỗi thành phần trong không khí có vai trò nhất định đối với tự nhiên: Oxygen cần cho sự hô hấp Carbon dioxide cần cho sự quang hợp Nitrogen cung cấp một phần dưỡng chất cho thực vật Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ Trái Đất, sinh ra mây, mưa 3. Sự ô nhiễm không khí ♦ Khái niệm - Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. - Biểu hiện: Xuất hiện mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, xuất hiện sương mù ban ngày, mưa acid, ... ♦ Nguyên nhân và hậu quả Nguyên nhân Hậu quả - Tự nhiên: Núi lửa, cháy rừng, ... - Con người: Rác thải, khí thải sinh hoạt, giao thông, hoạt động sản xuất, ... - Chất gây ô nhiễm: carbon monoxide, carbon dioxide, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, ... - Gây ra các bệnh đặc biệt về hô hấp. - Gây biến đổi khí hậu và các hiện tượng như mưa acid, hiệu ứng nhà kính, sương mù quang hóa, suy giảm tầng ozone, ... ảnh hưởng nghiệm trọng đến tự nhiên và con người. ♦ Bảo vệ môi trường không khí Tăng cường sử dụng năng lượng sạch Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm Xử lí khí thải, chất thải độc hại Bảo vệ và trông cây xanh
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [KNTT - SBT] (a) Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào? (b) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89 oC. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn? Câu 2. [KNTT - SBT] Em biết rằng oxygen có ở mọi nơi trên Trái Đất. (a) Em có nhìn thấy khí oxygen không? Vì sao? (b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước. Em hãy giải thích vì sao? Câu 3. [KNTT - SBT] Nung potassium permanganate (KMnO4) trong ống nghiệm (hình dưới), phản ứng sinh ra khí oxygen (O2). Khí được dẫn vào một ống nghiệm chứa đầy nước. Khí oxygen đẩy nước ra khỏi ống nghiệm. (a) Khí thu được trong ống nghiệm có màu gì? (b) Khi nào thì biết được ống nghiệm thu khí oxygen đã chứa đầy khí? Câu 4. [CTST - SBT] Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chắn. Bạn An thắc mắc rằng: (a) Bình bằng thép kia có phải chứa khí oxygen không? (b) Nếu là oxygen thì tại sao trong không khí đã có oxygen rồi tại sao phải dùng thêm bình khí oxygen? Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn An. Câu 5. [CTST - SBT] Chiều thứ 7, bạn Minh tiến hành một thí nghiệm tại nhà như sau: Bạn bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng một miếng vải màn rồi để vậy qua đêm. Sáng hôm sau thức dậy, bạn thấy con châu chấu ở bình 1 bị chết, con ở bình 2 vẫn còn sống và bạn thả nó ra. (a) Theo em, không khí từ bên ngoài có thể vào được bình nào? (b) Tại sao con châu chấu ở bình 1 chết còn bình 2 lại sống (c) Từ kết quả ở thí nghiệm ta có thể kết luận điều gì? Câu 6. Giải thích tại sao: (a) Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp lại.
(b) Khi nhốt một con dế mèn vào một lọ nhỏ rồi đậy nút kín sau một thời gian con dế mèn sẽ chết dù đủ thức ăn. (c) Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc các chậu, bể chứa cá sống ở các cửa hàng bán cá. (d) Người và động vật trong quá trình hô hấp hấp thụ oxygen, thở ra carbon dioxide như vậy lượng oxygen phải mất dần nhưng thực tế hàng nghìn năm nay tỉ lệ thể tích oxygen trong không khí luôn xấp xỉ bằng 21%. Câu 7. [CTST - SBT] Cho biểu đồ về một số hoạt động tiêu thụ khí oxygen như hình dưới đây: (a) Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất, lĩnh vực nào tiêu thụ ít oxygen nhất? (b) Hãy tìm hiểu và nêu vai trò của oxygen đối với lĩnh vực y khoa và hàn cắt kim loại? Câu 8. [CTST - SBT] Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. (a) Chất nào là duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn? (b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào? (c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hỏa vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt? Câu 9. [CD - SBT] Hãy đề xuất cách dập lửa phù hợp cho mỗi đám cháy sau: (a) Đám cháy do xăng, dầu. (b) Cháy rừng. (c) Cháy do chập điện. Câu 10. [CTST - SBT] Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m. (a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó. (b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp đó hô hấp trong mỗi tiết 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi học sinh hít vào, thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100ml khí oxygen. (c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục? (d) Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.