PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text [Giáo án KHBD SGK] - CHƯƠNG 3. BÀI 13. CẤU TẠO HÓA HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ.pdf

1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... BÀI 13: CẤU TẠO HÓA HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ - Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ - Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng - Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn) - Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề về đồng đẳng, đồng phân trong hóa học hữu cơ Năng lực hóa học: - Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ; Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng - Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ; Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ
2 - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản hoặc thường gặp trong cuộc sống (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn, công thức khung phân tử) 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT. - Hình ảnh về các chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo tương ứng 2. Đối với học sinh - SGK, SBT. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò ô chữ c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi để giải ô chữ d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu luật chơi: + GV chiếu ô chữ, cho trước từ CAUTAO + HS trả lời các từ hàng ngang, từ hàng ngang cuối cùng sẽ trở thành từ chìa khóa 1 C
3 2 A 3 U 4 T 5 A 6 O Câu 1: Loại chất ban đầu được phân loại dựa trên quan điểm cho rằng chúng chỉ được tạo ra trong cơ thể sống? Câu 2: Đại lượng đặc trưng cho khả năng liên kết của nguyên tử? Câu 3: Sự sắp xếp các nguyên tử theo một trình tự nhất định? Câu 4: Tên nhà bác học người Nga phát minh ra thuyết cấu tạo hóa học? Câu 5: Cơ sở để nhận biết hai hợp chất hóa học? Câu 6: Bộ khung phân tử hợp chất hữu cơ thu được bằng sự lắp ghép các quả cầu cứng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi trong trò chơi, tìm ra từ khóa. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời các từ hàng ngang 1 H U U C O 2 H O A T R I 3 T H U T U 4 B U T L E R O V 5 K H A C B I E T 6 M O H I I H Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Ngay từ khi hóa học hữu cơ mới ra đời, các nhà hóa học đã nỗ lực nghiên cứu vấn đề thứ tự và cách
4 thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử, người ta gọi đó là cấu tạo hóa học. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ được biểu diễn như thế nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được vấn đề trên. Chúng ta cùng đi vào bài học – Bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về thuyết cấu tạo hóa học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao c. Sản phẩm học tập: Nội dung thuyết cấu tạo hóa học d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS tiến hành hoạt động nhóm: Hoàn thành bảng hóa trị của các nguyên tử: Nguyên tử Hóa trị Biểu diễn Carbon IV Oxygen II Hydrogen I I. Thuyết cấu tạo hóa học 1. Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi C C C O O H

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.