Content text ĐỀ SỐ 8.docx
ĐỀ SỐ 8 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Đề tài của truyện: người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 2 (0,5 điểm). Học sinh chỉ ra được một trong hai biện pháp tu từ sau: (1) Biện pháp tu từ đối: bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân. (2) Biện pháp tu từ liệt kê: bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác. Câu 3 (1,0 điểm). Tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản: (1) Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm và thái độ, tư tưởng của tác giả: Khẳng định nỗi oan uổng, vẻ đẹp khí tiết của người phụ nữ được chứng giám; nhấn mạnh thái độ bất bình trước thực tại qua số phận bất hạnh của người phụ nữ khi họ không thể tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống đời thường ở xã hội đương thời; giảm bớt tính bi kịch của số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thể hiện mong ước người phụ nữ có phẩm chất tốt sẽ có kết cục tốt đẹp,... (2) Tạo tính li kì, hấp dẫn cho tác phẩm. Câu 4 (1,0 điểm). Chủ đề: Truyện phản ánh số phận đau khổ, thiệt thòi và vẻ đẹp đáng trân trọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 5 (1,0 điểm). Học sinh nêu được sự đánh giá của bản thân và lí giải phù hợp. Ví dụ: Trong xã hội ngày nay, thông điệp trong lời bình vẫn có ý nghĩa sâu sắc, bởi lẽ, mỗi con người đều có những mặt tốt đẹp đáng trân trọng và những điều chưa hoàn hảo. Do đó, cần biết tự nhận thức để “tự sửa mình”, khắc phục những thiếu sót, hạn chế,... làm cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi cá nhân biết “tự sửa mình” sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho người thân, gia đình và xã hội,... II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản. b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận (1) Sự sáng tạo trong cách xây dựng hình tượng, sử dụng ngôn từ: nhân cách hóa, hữu hình hóa ngọn gió thông qua trí tưởng tượng bay bổng, độc đáo. (2) Sự sáng tạo trong ý tưởng, nội dung biểu đạt: gió trở thành người bạn nâng đỡ “tôi” vượt lên hiện thực để quan sát cuộc sống một cách toàn diện, thức nhận về sự tù túng của con người trong thế giới vật chất, trong những ảo tưởng bởi sự bủa vây của ngợi khen, ca tụng, trong những thói quen đến mòn đi của cảm nhận, suy nghĩ,...; gió trao cho “tôi” đôi cánh, khích lệ “tôi” dám vượt thoát bứt phá từ những gì mình đã được nâng đỡ, trao nhận, học tập,... để tự tạo ra “đôi cánh” của bản thân. (3) Tác dụng của sự sáng tạo hình tượng “gió” trong văn bản: Khơi gợi ở người đọc những khát vọng đẹp đẽ: khát vọng vượt thoát khỏi những “quán tính” của hành động, cảm xúc, suy nghĩ, dám bứt phá bằng nội lực của tư duy,...; tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn cho văn bản. c. Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng “gió” qua sự sáng tạo của nhà thơ. Câu 2 (4,0 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sử dụng AI và việc phát triển giá trị của bản thân. b. Thân bài b1. Giải thích: (1) AI (tiếng Anh: Artificial Intelligence) hay trí tuệ nhân tạo chính là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, phân biệt với trí thông minh tự nhiên của con người. Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo rất phong phú, đa dạng và có thể phục vụ, hỗ trợ cho hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của con người. Ví dụ ứng dụng ChatGPT, Google Assistant,... (2) Giá trị của bản thân: là những yếu tố về mặt thể chất và tinh thần của mỗi người được đánh giá tích cực như sức khoẻ, trí tuệ, năng lực, phẩm chất,...; “phát triển giá trị của bản thân” là làm cho những yếu tố đó được phát huy, tăng cường. (3) Nêu quan điểm của bản thân: Có thể có một số quan điểm như sau: