Content text CHUYÊN ĐỀ 8. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT .docx
CHUYÊN ĐỀ 8. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT . A. LÝ THUYẾT I. Sự nhiễm điện do cọ xát 1. Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. Các vật nhiễm điện trái dấu sẽ hút nhau. Các vật nhiễm điện cùng dấu sẽ đẩy nhau. 2. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát Khi các vật cách điện cọ xát với nha, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật này nhiễm điện. 3. Một số hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát -Hiện tượng nhiễm điện do cởi áo len. -Hiện tượng nhiễm điện ở bóng bay.
II.Dòng điện Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. III. Vật dẫn điện và vật cách điện Sự nhiễm điện do cọ xát không xảy ra với kim loại. Các thiết bị điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Các vật có thể cho điện tích di chuyển là các vật dẫn điện. Các vật không cho điện tích di chuyển là vật cách điện. 4. Mô hình nguyên tử: Cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó: Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và neutron. Vỏ nguyên tử bao gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân. => Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và neutron. Electron trong nguyên tử có thể dịch chuyển rời khỏi nguyên tử và di chuyển sang nơi khác.
B. BÀI TẬP: Hướng dẫn giải: - Vào những lúc trời mưa giông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người. + Có lợi: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ôzôn bổ sung vào khí quyển. + Có hại: Phá hủy nhà của và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO. NO 2 ….) + Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi. Câu 1. Nêu và giải thích được một số hiện tượng trong thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát trong thực tiễn? Hướng dẫn giải: Không thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương. Vì sau khi thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Đưa thanh thủy tinh lại gần quả cầu kim loại, quả cầu bị hút là do quả cầu bị nhiễm điện âm hoặc quả cầu trung hòa về điện nên không thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương. Câu 2. Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được hay không? Giải thích. Câu 3. Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm? Hướng dẫn giải: - Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không, ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện. - Muốn biết thước nhựa nhiễm điện dương hay âm thì đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm: Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm, còn nếu quả cầu bị hút lại gần với thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện dương. Câu 4. Một vật nhiễm điện khi nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? Hướng dẫn giải: Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút các vật khác như vụn giấy, vụn xốp, vụn nilon hoặc làm lóe sáng bóng đèn bút thử điện. Câu 5. Vật nhiễm điện dương khi nhận thêm electron hay mất bớt electron? Hướng dẫn giải: Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron. Ví dụ: Cọ xát chiếc thước nhựa vào một mảnh vải khô, sau khi cọ xát, miếng vải sẽ mất bớt electron nên nó nhiễm điện dương. Câu 6. Quy ước về sự nhiễm điện của thanh thủy tinh và thanh nhựa sẫm màu ra sao? Hướng dẫn giải: Quy ước về sự nhiễm điện của thanh thủy tinh với vải lụa mang điện dương, còn nhựa sẫm màu với vải khô mang điện âm.
Câu 7. Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì các sợi tóc bị hút thẳng ra? Hướng dẫn giải: Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau nên electron dịch chuyển giữa 2 vật làm cho cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. Câu 8. Khi thổi vào mặt bàn thì bụi bay đi. Tại sao cánh quạt thổi gió mạnh mà bụi lại bám vào cánh quạt, đặc biệt tại mép cánh quạt? Hướng dẫn giải: Vì mặt bàn chưa nhiễm điện nên không hút được bụi do đó khi thổi bụi trên nó sẽ bay đi, cánh quạt khi quay đặt biệt là mép quạt cọ xát nhiều với không khí nên nhiễm điện và ở vùng đó có khả năng hút bụi trong không khí bám vào ngày càng nhiều. Câu 9. Có các vật sau đây: bút chì vỏ gỗ, bút chì vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt vào chúng rồi đưa lại gần các vụn giấy. cho biết vật nào nhiễm điện? vì sao? Hướng dẫn giải: Những vật bị nhiễm điện là: vỏ bút bi nhựa, lược nhựa Những vật không bị nhiễm điện là: bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy. Câu 10. Trước khi cọ xát, trong mỗi vật có các điện tích hay không? Chúng tồn tại ở các loại hạt nào? Hướng dẫn giải: Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Câu 11. Tại sao trước khi cọ xát, vật không hút các vụn giấy? Hướng dẫn giải: Khi chưa cọ xát các vật chưa nhiễm điện (trung hòa về điện) nên không thể hút các vật nhỏ như giấy vụn. Câu 12. Dùng thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện tích dương. Hãy cho biết các electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? Hướng dẫn giải: Khi cọ xát thanh thủy tinh vào miếng lụa thì thanh thủy tinh sẽ nhiễm điện tích dương và miếng lụa sẽ nhiễm điện tích âm vì có sự dịch chuyển các electron từ thanh thủy tinh qua miếng lụa. Câu 13. Sau khi chải tóc bằng lược nhựa thì cả tóc và lược đều bị nhiễm điện và lược nhựa nhiễm điện âm. a. Hỏi sau khi chải tóc, tóc nhiễm điện gì? Các electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? b. Vì sao có những lần sau khi chải tóc ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng lên? Hướng dẫn giải: a. Sau khi chải tóc vì lược nhiễm điện âm tức là lược nhận thêm electron nên suy ra tóc truyền electron cho lược. Tóc sẽ bị mất electron và sẽ bị nhiễm điện dương. b. Vì khi ta vuốt lượt lên tóc và lượt đang nhiễm điện trái dấu nên sẽ hút nhau và tóc theo lượt sẽ bị hút thẳng đứng lên.