PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 21. Đề thi thử TN THPT môn LỊCH SỬ - Năm 2024 - THPT Chuyên Thái Bình.docx

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH (Đề thi có ___ trang) KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .........................................................................1 Câu 1: Đâu không phải là hoạt động của tư sản Việt Nam những năm 1919 - 1925? A. Vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam. B. Lập ra Đảng lập hiến. C. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn. D. Xuất bản nhiều tờ báo tiếng Pháp và tiếng Việt tiến bộ. Câu 2: Phong trào nào là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này? A. Cao trào kháng Nhật cứu nước. B. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939. C. Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì (1940). D. Phong trào cách mạng 1930 -1931. Câu 3: Từ năm 1925-1930, sự kiện nào có tác dụng trực tiếp đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam. B. Việt Nam Quốc dân Đảng chấm dứt hoạt động sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái. C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tổ chức phong trào vô sản hóa. D. Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện sự phát triển của nước Mĩ giai đoạn 1945-1973? A. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. B. Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. C. Mĩ nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển. D. Chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế toàn thế giới. Câu 5: Cách mạng tháng Tám thành công diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu là do A. quân đồng minh đã kịp thời vào giải giáp phát xít Nhật. B. Nhật đảo chính Pháp, ta từ hai kẻ thù chỉ còn một kẻ thù. C. Lực lượng quân sự đóng vai trò xung kích, mũi nhọn, tấn công vào các thành phố lớn. Mã đề thi:……
D. Đảng và quần chúng nhân dân đã có sự chuẩn bị chu đáo và chớp thời cơ. Câu 6: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp A. sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử với cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt. B. chủ nghĩa Mac- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. C. cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam. D. chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa cộng sản. Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp là? A. Trung Quốc. B. Mĩ. C. Ấn Độ. D. Nhật Bản. Câu 8: Đây là “một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.” (SGK Lịch sử 12, tr.88, 2012). Nhận định trên đề cập đến văn kiện nào? A. Tuyên ngôn độc lập. B. Luận cương chính trị. C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đề cương văn hóa Việt Nam. Câu 9: Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1936 – 1939 là gì? A. Chống đế quốc và phát xít Pháp - Nhật, đòi độc lập cho dân tộc. B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. C. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. D. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. Câu 10: Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị được thực hiện trên thực tế lần đầu tiên qua sự kiện nào? A. Phong trào cách mạng 1930-1931. B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương được thành lập. C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh được thành lập. Câu 11: Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở thống nhất của những lực lượng vũ trang nào? A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ. B. Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. C. Các đội Cứu quốc quân.
D. Cứu quốc quân và du kích Ba Tơ. Câu 12: Cách mạng tháng Tám thành công đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào cho Đảng và nhân dân trong quá trình đấu tranh gìn giữ, bảo vệ độc lập dân tộc? A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong đó nhân tố khách quan giữ vai trò quyết định. B. Phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân. C. Mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn về nguyên tắc. D. Kết hợp nhuần nhuyễn các mặt trận quân sự - chính trị - ngoại giao. Câu 13: Phần lớn những hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên sau khi học xong lớp huấn luyện, đào tạo họ sẽ được A. bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. B. lãnh đạo cách mạng, thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. C. gửi sang học tạo trường Đại học Phương Đông hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố. D. về nước tổ chức phong trào vô sản hóa. Câu 14: Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Nhận định trên là A. đúng, vì sau chiến tranh, Mĩ độc quyền về vũ khí nguyên tử, đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. B. sai, vì Mĩ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nền kinh tế Nhật Bản, Tây Âu. C. đúng, vì sau chiến tranh, Mĩ đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp, sản lượng nông nghiệp, dự trữ vàng. D. sai, vì Nhật Bản và Tây Âu cũng là trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Câu 15: Phong trào 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào? A. Tháng 9 đến tháng 10 năm 1931. B. Tháng 5 đến tháng 8 năm 1930. C. Tháng 9 đến tháng 10 năm 1930. D. Tháng 2 đến tháng 4 năm 1930. Câu 16: Tư tưởng xuyên suốt, chủ đạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ những năm 1930 đến 1945 là A. lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân. B. nhiệm vụ số một của cách mạng Việt Nam là giải phóng giai cấp. C. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. D. giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
Câu 17: Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930) qua chủ trương A. xác định động lực của cách mạng là công nông. B. tập hợp lực lượng cả dân tộc chống đế quốc. C. sử dụng các phương pháp bạo lực cách mạng. D. thành lập được chính phủ công - nông - binh. Câu 18: Năm 1972, hai siêu cường Xô – Mĩ kí các thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược đã chứng tỏ A. hai nước dừng các chương trình về vũ khí chiến lược. B. quan hệ hòa hoãn giữa hai nước lớn trong bối cảnh chiến tranh lạnh. C. hai nước thể hiện sức mạnh về vũ khí chiến lược. D. chiến tranh lạnh chấm dứt. Câu 19: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà! ...”. Đoạn trích trên đề cập đến sự kiện lịch sử nào? A. Cao trào kháng Nhật cứu nước. B. Toàn quốc kháng chiến chống Pháp. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ. D. Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 20: Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8 – 1945), nhân dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì thực hiện khẩu hiệu A. “Không một tấc đất bỏ hoang”. B. “Người cày có ruộng”. C. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. D. “Tăng gia sản xuất”. Câu 21: Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra trong bối cảnh A. Kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển. B. Phong trào cách mạng dâng cao ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. C. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra gay gắt. D. Việt Nam Quốc dân Đảng tiến hành khởi nghĩa Yên Bái. Câu 22: Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Pháp tiến hành khủng bố trắng đàn áp phong trào cách mạng. B. Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển. C. Đã có sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản. D. Chính quyền thuộc địa nói lỏng chính sách cai trị.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.