PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text NOTE VLYS CHƯƠNG 2

NOTE VLYS CHƯƠNG 2 - Nhiệt độ là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến pha của vật chất - Nhiệt độ là đại lượng vật lý dùng để đặc trưng định lượng cho cường độ chuyển động nhiệt phân tử, được đo bằng nhiệt kế - Pha của vật chất hiểu theo nghĩa tổng quát, là trạng thái của cả hệ hay một phần hệ vật chất có các tính chất lý học và hoá học giống nhau - Một vật muốn truyền năng lượng cho một vật khác chỉ có thể theo 2 cách: + Thay đổi năng lượng cơ học của vật thứ hai(thực hiện công) + Thay đổi cường độ chuyển động nhiệt các phân tử của nó (truyền nhiệt) - Vật thể có thể thu nhiệt không chỉ bằng con đường truyền nhiệt, mà có thể bằng cả việc thực hiện công. - Tọa độ điểm triple point: 0,006 atm - 0,01 độ C - SỰ QUÁ NHIỆT: Nhiệt độ tăng hơn điểm sôi nhưng không xảy ra hiện tượng sôi không chuyển sang pha khí(hơi)=> nồi hơi tẩy trùng dụng cụ y tế. - SỰ CHẬM ĐÔNG: Là hiện tượng khi nhiệt độ xuống thấp hơn điểm đóng băng (trạng thái rắn) nhưng không xảy ra hiện tượng chuyển pha sang pha rắn. => Bảo quản cơ quan tế bào ở nhiệt độ thấp. - Nếu chúng ta thay đổi đột ngột ăn/uống từ những đồ ăn nóng sang đồ ăn lạnh, lớp men răng dễ vỡ sẽ co lại nhiều hơn ngà răng, và tạo ra những vết nứt nhỏ trên răng. - Nhiệt dung riêng có ý nghĩa: một chất có nhiệt dung riêng cao sẽ có tinh chịu nhiệt tốt vì cần phải tiêu tốn nhiều nhiệt năng để tăng nhiệt độ lên - Khoảng nhiệt lượng của các pha của nước: + Rắn: 0- 20 kcal + Lỏng và rắn: 20 - 100 kcal
+ Lỏng: 100 - 200 kcal + Lỏng và hơi: 200 - 740 kcal - Công và nhiệt đều là những đại lượng đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng của các vật, nhưng khác nhau ở chỗ: + Công liên quan đến chuyển động có trật tự của vật + Nhiệt liên quan đến chuyển động hỗn loạn của các phân tử + Công có thể làm tăng nhiệt độ + Nhiệt cũng có thể biến thành cơ năng(ứng dụng trong động cơ máy hơi nước) - Phơi nắng sẽ làm giảm sự mất nhiệt do bức xạ. Khi nhiệt độ của các vật thể môi trường vượt nhiệt độ lớp da, năng lượng nhiệt bức xạ sẽ thu được từ môi trường. Trong những điều kiện như vậy, sự thay đổi duy nhất đối với sự mất nhiệt là do sự làm mát-bay hơi. - Hiện tượng truyền nhiệt xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ: + Dẫn nhiệt: Nhiệt: rắn=>rắn khi có sự tiếp xúc; Năng lượng: phân tử=>phân tử; tốc độ truyền nhiệt phụ thuộc vào sự khác biệt nhiệt độ và hệ số truyền nhiệt của hai vật. + Đối lưu: Nhiệt: rắn=> sang môi trường xung quanh(lỏng,khí) hoặc giữa lỏng khí với nhau; Năng lượng: phân tử=>phân tử(số lượng và khoảng cách lớn). Nhiệt không khí > nhiệt lớp da=> thu nhiệt vào cơ thể và ngược lại, không khí ấm sẽ bay đi và thay vào đó lớp khí mát. + Bức xạ nhiệt:phát nhiệt ở dạng sóng điện từ, không yêu cầu sự tiếp xúc phân tử với các vật thể ấm hơn. Ứng dụng: chẩn đoán tổn thương mô mềm,cơ, chẩn đoán vận mạch, mạch máu biến dạng. + Bay hơi:Sự mất nhiệt bay hơi xảy ra do sự hô hấp cũng như từ da. Sự đổ mồ hôi là một quá trình chủ động cần năng lượng và được điều khiển bởi hệ thần kinh giao cảm. - Khi tổng lượng nhiệt mất mát của 3 quá trình bức xạ, dẫn nhiệt, đối lưu
không thể cần bằng với lượng nhiệt được tạo ra từ quá trình chuyển hóa thì cơ quan thần kinh giao cảm sẽ phát tín hiệu bắt đầu quá trình đổ mồ hôi và bắt đầu bay hơi giảm thân nhiệt. - Khi hít vào, lồng ngực căng lên và cơ hoành giản xuống, do đó tăng thể tích của phổi và ngược lại. - Nội năng bao gồm • năng lượng chuyển động nhiệt • dao động của phần tử, nguyên tử • Năng lượng tương tác giữa các phần tử • Năng lượng bên trong các nguyên tử, phân tử - Đối với khí lý tưởng, nội năng của hệ chỉ gồm động năng chuyển động nhiệt phân tử - Hệ cô lập: không trao đổi vật chất và năng lượng với các hệ khác - Hệ kín: có thể trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh - Hệ mở: có thể trao đổi cả vật chất và năng lượng - Hệ thống sống là hệ mở=>Các quá trình xảy ra bên trong là bất thuận nghịch - Nguyên lý I: Nhiệt lượng truyền cho hệ dùng làm tăng nội năng của hệ, và biến thành công mà hệ thực hiện đối môi trường ngoài - Trong cơ thể sống có 4 loại công: + Công hóa học: là phần năng lượng cung cấp cho các phản ứng hóa học, nhất là trong việc tổng hợp các hợp chất cao phân tử trong tế bào và ở màng tế bào. + Công cơ học: được thực hiện bằng cách co cơ. + Công thẩm thấu: là công thực hiện ở màng tế bào để vận chuyển các chất ngược chiều gradien nồng độ (chống lại lực khuếch tán) + Công điện: Là công vận chuyển các ion tạo ra các hiệu điện thế và dòng điện sinh học.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.