Content text FREE-Kinh tế môi trường MM
CHƯƠNG 2: 1. Các đặc trưng cơ bản của môi trường (có mấy đặc trưng? Tên của mỗi đặc trưng? Mỗi đặc trưng có nghĩa là gì? nghiên cứu đặc trưng đó có ý nghĩa gì (giúp con người cần phải làm gì trong quá trình khai thác các yếu tố môi trường cho phát triển kinh tế xã hội mà vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường)? Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại và biến đổi của sự vật hiện tượng. 2 YẾU TỐ CẤU TẠO NÊN MÔI TRƯỜNG ● Yếu tố tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý chí của con người hoặc ít chịu sự chi phối của con người ● Yếu tố nhân tạo: tổng thể các nhân tố do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người, tự nhiên PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG ● Theo thành phần môi trường ● MT không khí ● MT đất ● MT nước ● MT sinh vật ● Theo quy mô ● MT toàn cầu ● MT khu vực ● MT quốc gia ● MT vùng ● MT địa phương 4 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG ● Cấu trúc phức tạp ● Bao gồm nhiều thành phần với bản chất và chịu sự chi phối khác nhau ● Hoạt động trong mối quan hệ phức tạp, chặt chẽ, thống nhất trong hệ ● Biểu hiện của tính cấu trúc là phản ứng dây chuyền ● MT có tính động
● Các thành phần của hệ môi trường luôn vận động và phát triển để đạt trạng thái cân bằng ● Khi một trong những thành phần bên trong thay đổi phá vỡ sự cân bằng, hệ sẽ thiết lập trạng thái cân bằng mới ● MT có tính mở ● MT là hệ thống mở, tiếp nhận vật chất, năng lượng, thông tin vào ra ● Các dòng vật chất, năng lượng, thông tin này luôn chuyển động từ hệ này sang hệ khác,…vì vậy môi trường rất nhạy cảm với những biến đổi từ bên ngoài ● MT có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh ● Các thành phần trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại những hoạt động của mình và sẽ tự điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi từ bên ngoài nhằm hướng tới trạng thái ổn định ● Khả năng tự tổ chức, điều chỉnh của hệ có giới hạn 2. Điều kiện đảm bảo cân bằng hệ sinh thái (Khái niệm hệ sinh thái; cấu trúc hệ sinh thái, khái niệm cân bằng sinh thái, 2 điều kiện cân bằng sinh thái là gì) KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI ● Hệ sinh thái là hệ thống các loài sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác lẫn nhau và với môi trường đó 6 THÀNH PHẦN TRONG CẤU TRÚC HỆ SINH THÁI 1. Các chất vô cơ: nước, dioxit cacbon, oxi, nito, photpho 2. Các chất hữu cơ: protein, gluxit, vitamin, 3. Các thành phần vật lí: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ dòng chảy 4. Sinh vật sản xuất: sinh vật có khả năng quan hợp và hóa tổng hợp, tạo nguồn thức ăn nuôi mình và sinh vật dị dưỡng 5. Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt 6. Sinh vật hoại sinh: sinh vật sống dựa vào sự phân hủy các chất hữu co có sẵn CÂN BẰNG SINH THÁI ● Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống của môi trường 2 ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CÂN BẰNG SINH THÁI ● Điều kiện cần: Duy trì đầy đủ 6 thành phần cơ bản trong hệ sinh thái ● Điều kiện đủ: Các thành phần trong hệ nhất là thành phần hữu sinh phả có sự thích nghi sinh thái với MT ● Cân bằng tổng lượng cơ thể sống với sức chứa của môi trường
● Cân bằng giữa số lượng cá thể từng loài với các thành phần còn lại cảu môi trường - Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ sinh thái. - Khả năng tự thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có giới hạn. 3. Chức năng cơ bản của môi trường: Có những chức năng nào? Tên của mỗi chức năng là gì? Mỗi chức năng được hiểu ntn? Các chú ý trong khai thác TNTN và các thành phần môi trường để bảo vệ các chức năng của môi trường 3 CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG ● Tạo không gian sống ● Quy mô không gian sống tối thiểu cần thiết ● Chất lượng không gian sống phù hợp ● Khả năng cung cấp không gian sống có giới hạn ● Cung cấp tài nguyên thiên nhiên ● Cung cấp TNTN nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ● Cung cấp nguyên vật liệu và năng lượng đầu vào cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người ● Khả năng cung cấp tài nguyên là có hạn ● Nơi chứa đứng, hấp thụ, trung hòa các chất thải độc hại ● Khả năng chứa đựng, hấp thụ, trung hòa chất thải của môi trường là có giới hạn ● Khi W<A thì quá trình lí hóa sinh của môi trường tự nhiễn phân hủy và làm sạch chúng, tạo lập sự cân bằng tự nhiên ● Khi W>A thì làm thay đổi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người, đe dọa khả năng phát triển lâu dài của thế giới hữu sinh 4. Các tác động cơ bản của phát triển đối với môi trường: Có mấy tác động, tên của mỗi tác động? Nội dung của mỗi tác động là gì? Các chú ý/giải pháp Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội. 3 TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ● Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên Nguy cơ: cạn kiệt tài nguyên và suy giảm chức năng cung cấp tài nguyên thiên nhiên (chức năng 2) ● Thải các loại chất thải vào môi trường
Nguy cơ: ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, suy giảm chức năng 3: chức đựng, hấp thụ và trung hòa chất thải ● Tác động trực tiếp vào tổng thể môi trường ● Tác động tích cực ● Tác động tiêu cực ● Cần phải phát huy các tác động tích cực, ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. 5. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển (Hình thức và nội dung của mối quan hệ giữa MT và phát triển được hiểu ntn?) MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN (HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG) HÌNH THỨC ● Môi trường là tiền đề, nguồn lực cho sự phát triển ● Môi trường cũng gây cản trở đến hoạt động phát triển (cạn kiệt TN, thời tiết bất thường, … ● Phát triển là nhân tố chính trong việc khai thác, sử dụng, tác động làm biến đổi môi trường ● Phát triển là thay đổi vị trí, vai trò của môi trường trong mối tương quan giữa các vùng NỘI DUNG ● Mối quan hệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, phức tạp, sâu sắc và mở rộng ● Môi trường với phát triển: các thành phần của môi trường, số loại hình tài nguyên, số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng ● Môi trường ngày càng có ý nghĩa hơn với phát triển ● Phát triển với môi trường: quá trình phát triển ngày càng khai thác triệt để hơn các thành phần môi trường với cường độ ngày càng mạnh hơn, quy mô ngày cảng mở rộng và tính chất phức tạp GIỮA MT VÀ PT LUÔN CÓ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG PHỨC TẠP VÀ GIỮA CHÚNG TỒN TẠI MÂU THUẪN ● Phát triển càng nhanh thì càng có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường ● Giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển đang là vấn đề sống còn của loài người 2 NGUYÊN LÍ CƠ BẢN TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TNTN VÀ TÁC ĐỘNG VÀO MÔI TRƯỜNG 1. Mức khai thác, sử dụng TNTN có khả năng phục hồi phải nhỏ hơn mức tự tái tạo tự nhiên của nó