Content text Giáo án Sinh học 9 Cánh diều - Phần 1.pdf
KHTN 9 (Sinh 9) Cánh diều * tailieugiaovien.edu.vn * Zalo 0969325896 1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... PHẦN 4: VẬT SỐNG CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN BÀI 33: GENE LÀ TRUNG TÂM CỦA DI TRUYỀN HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị. - Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA (Deoxyribonucleic acid) và RNA (Ribonucleic acid). - Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA với cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa hai mạch theo nguyên tắc bổ sung. - Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA. - Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. - Trình bày được RNA có cấu trúc 1 mạch, chứa 4 loại ribonucleotide. - Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng. - Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học. - Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,... 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung về hiện tượng di truyền, biến dị và các loại nucleic acid.
KHTN 9 (Sinh 9) Cánh diều * tailieugiaovien.edu.vn * Zalo 0969325896 2 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về hiện tượng di truyền, biến dị và nucleic acid; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện về nội dung được giao trong hoạt động nhóm và trong tập thể lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,... Năng lực riêng: - Nhận thức sinh học: o Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị. o Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA (Deoxyribonucleic acid) và RNA (Ribonucleic acid). o Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA với cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa hai mạch theo nguyên tắc bổ sung. o Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. o Trình bày được RNA có cấu trúc 1 mạch, chứa 4 loại ribonucleotide. o Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng. o Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học. - Tìm hiểu thế giới sống: Giải thích được vì sao chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,.... 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về hiện tượng di truyền, biến dị và nucleic acid.
KHTN 9 (Sinh 9) Cánh diều * tailieugiaovien.edu.vn * Zalo 0969325896 3 - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công. - Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Hình ảnh 33.1 - 33.3 và các hình ảnh liên quan. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều. - Sưu tầm thêm thông tin về di truyền, biến dị, ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi mở đầu. c. Sản phẩm học tập: Những ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt tình huống: Tháng 3/1975, vào thời điểm chiến tranh đang xảy ra rất khốc liệt, nhiều gia đình đã rời quê hương để đi lánh nạn, trong đó có gia đình bà M. Nhưng thật không may, trên đường đi lánh nạn, gia đình đã để lạc mất đứa con gái mới vài tuổi. Suốt 43 năm không từ bỏ việc tìm kiếm, kì tích đã xảy ra. Nhờ chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, gia đình bà M đã vô tình phát hiện thông tin của một người phụ nữ có hoàn cảnh giống với người con gái của bà M. Xét nghiệm DNA đã được tiến hành, kết quả cho
KHTN 9 (Sinh 9) Cánh diều * tailieugiaovien.edu.vn * Zalo 0969325896 4 thấy người phụ nữ đó thật sự là con gái của bà M. Sau bao nhiêu năm xa cách, bà M giờ đây đã có được hạnh phúc trọn vẹn bên người con gái mà bà hằng đêm nhớ mong. Theo em, việc xét nghiệm DNA trong trường hợp trên có vai trò gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời: Xét nghiệm DNA giúp xác định huyết thống với độ tin cậy cao. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt xét nghiệm DNA không chỉ xác định huyết thống mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như xác định danh tính trong pháp y, nhận dạng cá nhân, truy tìm tội phạm,... Vậy DNA là gì? DNA có ý nghĩa như thế nào đối với các hiện tượng di truyền và biến dị? Đây là một trong những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này, để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, chúng ta cùng vào - Bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền và biến dị a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị. b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I SGK trang 159 và thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: Di truyền và biến dị. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ