Content text 2024-08-09-de-thi-tham-khao-hsa-nam-2025-320.pdf
0
1 Bản quyền thuộc về Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội Tuyên bố chung Kì thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh trung học phổ thông, tên tiếng Anh “Highschool Student Assessment” (HSA) do Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức. Nhãn hiệu HSA, các tài liệu, văn bản hướng dẫn của kì thi, đề thi tham khảo bài thi ĐGNL, các phần mềm phục vụ kì thi là tài sản và thuộc bản quyền, sở hữu trí tuệ của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN và được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Mọi hành vi sao chép, sử dụng, công bố liên quan đến đề thi tham khảo bài thi ĐGNL học sinh trung học phổ thông trong bản tài liệu này là không được phép khi chưa nhận được sự chấp thuận của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN. HSA thuộc sở hữu của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN được bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số đăng ký nhãn hiệu 480200, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 02 năm 2024. Dạng thức đề thi tham khảo của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN được đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kết quả bài thi ĐGNL được công bố ngay sau khi thí sinh kết thúc làm bài. Kì thi ĐGNL học sinh trung học phổ thông của ĐHQGHN không tổ chức phúc khảo. Mọi ý kiến thắc mắc được giải quyết trước khi thí sinh rời phòng thi. Các hình vẽ cung cấp trong câu hỏi thi để minh họa cho đầu bài và có thể không phản ánh chính xác tỉ lệ tương ứng trong thực tế. Đơn vị đo lường quốc tế (SI) được thống nhất sử dụng trong câu hỏi thi ĐGNL, ngoại trừ các trường hợp được cung cấp riêng. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN không tổ chức luyện thi, không liên kết với bất kì tổ chức cá nhân nào liên quan đến hoạt động luyện thi ĐGNL. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN Hà Nội, tháng 8 năm 2024
2 Bản quyền thuộc về Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CẤU TRÚC BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – HSA ................................ 3 VẬT DỤNG MANG VÀO PHÒNG THI VÀ THỦ TỤC THI........................ 4 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – HSA .................. 5 Phần thi thứ nhất: TOÁN HỌC VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU...................................... 7 Phần thi thứ hai: NGÔN NGỮ - VĂN HỌC .................................................. 24 Phần thi thứ ba: KHOA HỌC hoặc TIẾNG ANH.......................................... 44 Chủ đề Vật lí có 17 câu hỏi từ 101 đến 117................................................. 45 Chủ đề Hóa học có 17 câu hỏi từ 201 đến 217 ............................................ 53 Chủ đề Sinh học có 17 câu hỏi từ 301 đến 317 ........................................... 60 Chủ đề Lịch sử có 17 câu hỏi từ 401 đến 417 ............................................. 67 Chủ đề Địa lí có 17 câu hỏi từ 501 đến 517................................................. 73 Chủ đề Tiếng Anh có 50 câu hỏi từ 601 đến 650 ........................................ 81
3 Bản quyền thuộc về Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội CẤU TRÚC BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – HSA Bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (THPT) của ĐHQGHN được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông qua nội dung chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực cốt lõi: (i) Giải quyết vấn đề và sáng tạo; (ii) Giao tiếp và hợp tác; (iii) Tự chủ và tự học, tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học tự nhiên và/hoặc khoa học xã hội và một số năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, tính toán, lập luận, tư duy logic, tin học và năng lực Tiếng Anh. Cấu trúc bài thi ➢ Phần 1 (Toán học và xử lí số liệu/Tư duy định lượng): 75 phút, 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50. ➢ Phần 2 (Văn học - Ngôn ngữ/Tư duy định tính): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn) trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50. ➢ Phần 3 (Khoa học hoặc Tiếng Anh): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm), thang điểm: 50. Thí sinh lựa chọn thi Khoa học hoặc Tiếng Anh: - Phần thi Khoa học thí sinh chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi, trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1 đến 2 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi. Trong một lựa chọn, hai chủ đề thuộc cùng lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) có 17 câu hỏi/1 chủ đề, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi. Các chủ đề thi về Vật lí, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 01 câu hỏi điền đáp án/1 chủ đề. - Phần thi Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn trong đó có 35 câu hỏi đơn và 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt trong văn bản viết, đọc hiểu văn bản, tình huống... Kiến thức phân bổ tương đối như sau - Lớp 10 khoảng 10%. - Lớp 11 khoảng 30%. - Lớp 12 khoảng 60%. Riêng chủ đề Vật lí, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng ± 5% theo phân bổ chương trình giữa các lớp. Phần thi Tiếng Anh kiến thức trong chương trình lớp 12: khoảng 45%, kiến thức tổng hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình: khoảng 15%.