Content text DEMO V0225.pdf
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ... TRƯỜNG TIỂU HỌC ........... --- 2 --- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MỸ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) Lĩnh vực: ... Họ và tên tác giả: .... Đơn vị: .... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 20....- 20...
MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2 NỘI DUNG ..........................................................................................................3 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.....................................................3 2. Thực trạng vấn đề..........................................................................................6 3. Các biện pháp cải tiến thực trạng ..................................................................9 Biện pháp 1. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ......9 Biện pháp 2: Bồi dưỡng, tập huấn để giáo viên hiểu mục tiêu môn học và các quy trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới. ..............................10 Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả tiết học mỹ thuật thông qua các hoạt động nhóm.............................................................................................................13 Biện pháp 4: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học Mĩ thuật trong Nhà trường ...................................................................................................16 4. Hiệu quả của SKKN....................................................................................17 KẾT LUẬN ........................................................................................................21 1. Kết luận .......................................................................................................21 2. Kiến nghị, đề xuất .......................................................................................22
1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện thì giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết. Thông qua môn Mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa, tiếp thu những tinh hoa của nền Mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ tương lai. Đối với bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên, là cơ sở ban đầu để con người có thể tiếp thu được vốn tri thức ở các cấp học tiếp theo. Vì vậy trang bị cho các em cách học, cách tiếp thu, lĩnh hội kiến thức cho các môn học nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, môn học Mĩ thuật là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, biết tham gia học nhóm để xây dựng bài nhưng độc lập trong học tập để thể hiện cái riêng sự độc đáo và năng khiếu bản thân và biết vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt vào các môn học khác, vào trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Trong rất nhiều bộ môn, Mĩ thuật là môn học được các em học sinh đặc biệt yêu thích; đặc thù của môn Mĩ thuật giúp các em được học cũng đồng thời là được vui chơi, giải trí vì các em được vẽ nên những gì mình yêu thích một cách thoải mái mà các môn học khác ít có được. Song để có chất lượng cao khi dạy mĩ thuật theo phương pháp Đan mạch thì giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt 7 quy trình vẽ cũng như kết hợp phong phú các hình thức tổ chức dạy học thì mới đạt được hiệu quả. Đây là phương pháp có nhiều điểm mới ưu thế hơn trong việc dạy bộ môn này. Nếu người giáo viên biết vận dụng các phương pháp phù hợp thì sản phẩm thu được sẽ rất phong phú và đẹp mắt và ngược lại nếu người giáo viên không vận dụng tốt thì kết quả sẽ không như mong muốn vì các em vẫn lặp lại các thói quen xấu cụ thể như: sao chép bài của nhau, hình vẽ khô cứng, gò bó, các hình ảnh đơn điệu, lặp lại nhiều, các em không biết tạo hình 3D, 2D, không biết xây dựng cốt truyện... dẫn đến nhiều em không thích học và học chỉ mang
2 tính đối phó. Vì những nhược điểm đó mà trong thời gian sát cánh đồng hành cùng với giáo viên dạy mĩ thuật của nhà trường, tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật cho học sinh lớp 2 theo phương pháp Đan Mạch. Những kinh nghiệm này thực sự đem lại hiệu quả trong công tác dạy và học Mĩ thuật ở trường chúng tôi trong hai năm học qua. Tôi đã đúc rút thành sáng kiến “Một số kinh nghiệm ứng dụng phương pháp Đan Mạch nâng cao hiệu quả dạy học Mỹ thuật cho học sinh lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)”. Tuy nhiên đây là phương pháp dạy học có nhiều điểm mới chắc chắn còn bỡ ngỡ cho cả việc bố trí thời khóa biểu của Ban giám hiệu và cách giảng dạy cũng như chuẩn bị đồ dùng của cả thầy và trò, sự đồng hành của phụ huynh học sinh... Vì vậy tôi đã chọn đề tài này, tuy nhiên về nội dung viết không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để bản thân tôi có thêm kiến thức và nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học mĩ thuật lớp 2 nói riêng và dạy học mĩ thuật cho cả năm khối trong nhà trường nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là tìm ra một số giải pháp tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật lớp 2 nói riêng và dạy học Mĩ thuật nói chung trong nhà trường Tiểu học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Học sinh từ khối 2 của nhà trường và nội dung chương trình, phương pháp dạy học Mĩ thuật lớp 2. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn. - Điều tra, phỏng vấn. - Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.