Content text Chủ đề 6. Công nghệ giống thủy sản.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 6. CÔNG NGHỆ GIỐNG THUỶ SẢN Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào đúng khi nói về khái niệm giống thuỷ sản? A. Giống thuỷ sản là loài động vật thuỷ sản, dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản. B. Giống thuỷ sản là loài thực vật phù du, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản. C. Giống thuỷ sản là loài động vật nguyên sinh, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản. D. Giống thuỷ sản là loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản. Câu 2. Con giống thuỷ sản trước khi lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu như sau: (1) Thuộc danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. (2) Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định. (3) Các cá thể của cùng một giống thường luôn có ngoại hình, thể chất, sức sinh sản giống nhau. (4) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng. (5) Được kiểm dịch theo quy định của pháp luật. Các nhận định đúng là: A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (5). Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của giống trong nuôi thuỷ sản? A. Quyết định năng suất và số lượng sản phẩm thuỷ sản. B. Quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. C. Quyết định năng suất và hiệu quả khai thác thuỷ sản. D. Quyết định năng suất nuôi trồng hiệu quả khai thác thuỷ sản. Câu 4. Nhận định nào không đúng khi nói về vai trò của giống trong nuôi thuỷ sản?
A. Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau. B. Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế giống nhau. C. Mỗi loài, giống thuỷ sản khác nhau có chất lượng sản phẩm khác nhau. D. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, cần làm tốt công việc chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất và chất lượng. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sinh sản của cá? A. Phần lớn cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài ở môi trường nước. B. Các loài cá khác nhau thì có tuổi thành thục sinh dục giống nhau. C. Trong tự nhiên, đa số các loài cá nước ta sinh sản theo mùa. D. So với động vật có xương sống khác thì cá có sức sinh sản cao nhất. Câu 6. Tuổi thành thục sinh dục của cá rô phi là khoảng A. 6 tháng tuổi. B. 12 tháng tuổi. C. 24 tháng tuổi. D. 36 tháng tuổi. Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tuổi thành thục sinh dục của cá? A. Tuổi thành thục sinh dục là tuổi nhỏ nhất trong đời (lần đầu tiên) cá có sản phẩm sinh dục thành thục (trứng và tinh trùng có khả năng thụ tinh). B. Các loài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục khác nhau. C. Trong cùng một loài, tuổi thành thục sinh dục của con đực luôn khác tuổi thành thục sinh dục của con cái. D. Cá được nuôi dưỡng tốt, nuôi trong vùng nước ấm có thể thành thục sớm hơn. Câu 8. Đa số các loài cá ở miền Bắc nước ta sinh sản theo mùa, thưởng bắt đầu từ A. cuối tháng 9 đầu tháng 10. B. cuối tháng 3 đầu tháng 4. C. cuối tháng 5 đầu tháng 6. D. cuối tháng 7 đầu tháng 8. Câu 9. Ở miền Nam, các loài cá thường bắt đầu mùa sinh sản từ khoảng thời gian nào sau đây? A. Vào đầu mùa mưa (tháng 5). B. Vào đầu mùa hè (tháng 3, 4). C. Vào đầu mùa thu (tháng 9). D. Vào đầu mùa khô (tháng 11). Câu 10. Phương thức sinh sản của hầu hết các loài cá là A. cá đẻ con, thụ tinh ngoài. B. cá đẻ trứng, thụ tinh trong C. cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài. D. cá đẻ trứng, thụ tinh trong.
Câu 11. Hiện tượng trứng cá sau khi giải phóng sẽ dính vào các giá thể trong môi trường nước là đặc điểm loài cá nào sau đây? A. Cá rô phi. B. Cá chép. C. Cá trôi. D. Cá tầm. Câu 12. Cá trôi và cá trắm cái sau khi đẻ trứng trong nước thì trứng sẽ tồn tại ở trạng thái nào? A. Trứng sẽ dính vào các giá thể trong môi trường nước. B. Trứng chìm xuống tổ ở đáy ao. C. Trứng lơ lửng ở trong nước. D. Trứng trôi nổi hoàn toàn trên mặt nước. Câu 13. Tập tính di cư để sinh sản thường bắt gặp ở các loài cá nào sau đây A. Cá chép, cá tra. B. Cá trôi, cá tra. C. Cá tra, cá song. D. Cá song, cá rô phi. Câu 14. Tuổi thành thục sinh dục của tôm được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây? A. Màu sắc của cơ thể tôm. B. Sức sinh sản của tôm. C. Kích thước của tôm. D. Khối lượng cơ thể của tôm. Câu 15. Ở tôm sú khi thành thục sinh dục lần đầu, con cái có khối lượng khoảng A. 100 g/con. B. 40 g/con. C. 50 g/con. D. 70 g/con. Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mùa sinh sản của tôm sú trong tự nhiên? A. Mùa vụ sinh sản của tôm sú vào tháng 3 đến tháng 10 hằng năm. B. Mùa vụ sinh sản của tôm sú vào tháng 1 đến tháng 10 hằng năm. C. Mùa vụ sinh sản của tôm sú vào tháng 1 đến tháng 4 hằng năm. D. Mùa vụ sinh sản của tôm sú vào tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Câu 17. Đặc điểm nào đúng khi nói về sinh sản của tôm? A. Tôm phân tính. B. Khi mới nở là lưỡng tính, lớn lên là phân tính. C. Tôm luỡng tính. D. Khi mới nở là con cái, lớn lên là con đực. Câu 18. Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ. B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.
C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm. D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguy trang. Câu 19. Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng và kích thước của cá có thể phân chia các giai đoạn ương nuôi cá giống là A. Cá bột → Cá giống → Cá hương. B. Cá hương → Cá giống → Cá bột. C. Cá bột → Cá hương → Cá giống. D. Cá hương → Cá bột → Cá giống. Câu 20. Khoảng thời gian phù hợp để ương nuôi từ cá bột lên cá hương là A. khoảng 25 ngày. B. khoảng 15 ngày. C. khoảng 60 ngày. D. khoảng 5 ngày. Câu 21. Khoảng thời gian phù hợp để ương nuôi từ cá hương lên cá giống là A. khoảng 25 ngày. B. khoảng 15 ngày. C. khoảng 60 ngày. D. khoảng 5 ngày. Câu 22. Thứ tự đúng các bước của quy trình kĩ thuật ương nuôi cá giống là A. Chuẩn bị ao ương → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí. B. Chuẩn bị ao ương → Lựa chọn, thả giống → Chăm sóc và quản lí → Thu hoạch. C. Lựa chọn, thả giống → Chuẩn bị ao ương → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí. D. Chuẩn bị ao ương → Chăm sóc và quản lí → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch. Câu 23. Khâu nào sau đây là không bắt buộc trong các bước chuẩn bị ao ương nuôi cá? A. Diệt mầm bệnh, cá tạp và địch hại. B. Bón phân gây màu tạo nguồn thức ăn tự nhiên. C. Tạo môi trường sống thuận lợi. D. Bón phân hoá học kết hợp với phơi ao. Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói kĩ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương? A. Thả cá trong vòng từ 5 đến 7 ngày sau khi lấy nước ao vào. B. Thả cá bột vào ao nuôi lúc giữa trưa hoặc đầu giờ chiều. C. Kích cỡ cá bột có thể khác nhau tuỳ từng loài, chiều dài cơ thể dao động từ 1 mm đến 10mm. D. Trước khi thu hoạch, ngừng cho cá ăn khoảng 1 – 2 ngày. Câu 25. Ở giai đoạn nuôi cá bột lên cá hương, vì sao trước khi thu hoạch cần ngừng cho cá ăn 1 đến 2 ngày?