PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁI QUÁT TẾ BÀO.docx

PHẦN I : CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁI QUÁT TẾ BÀO Câu 1. Người đã sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi là ……..(1)……... Từ/Cụm từ (1) là: A. Robert Hooke B. Leeuwenhoek C. Theodor Schwann D. Matthias Schleiden Câu 2. …….(1)…….. là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn. Từ/Cụm từ (1) là: A. Robert Hooke B. Leeuwenhoek C. Theodor Schwan D. Matthias Schleiden Câu 3. ……..(1)…….. là người đưa ra báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước. Từ/Cụm từ (1) là: A. Antony van Leeuwenhoek B. Matthias Schleiden C. Rudolph Virchow D. Theodore Schwann Câu 4. Nhà khoa học ……….(1)…….. đã xây dựng học thuyết tế bào. Từ/Cụm từ (1) là: A. Schleiden và Schwann B. Rudolf Virchow C. Robert Koch D. Antony van Leeuwenhoek Câu 5. Các khoang rỗ nhỏ cấu tạo nên vỏ bần cây sồi mà Robert Hooke phát hiện được ra được gọi là ……….(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Phòng nhỏ B. Khoang nhỏ C. Ổ nhỏ D. Khoảng lớn Câu 6. Khi quan sát vỏ bần cây sồi, Robert Hooke đã nhìn thấy các khoang rỗng nhỏ, các khoang này là ……….(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Các tế bào của vỏ bần B. Các bào quan của cây sồi C. Các cơ quan của cây sồi D. Các lỗ khí khổng của cây sồi Câu 7. Kết quả nghiên cứu của Matthias Schleiden và Theodor Schwann đã cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào …….(1)…….. và tế bào ………(2)…….. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – Nấm; 2 – Thực vật B. 1 – Nguyên sinh; 2 – Thực vật C. 1 – Nấm; 2 – Động vật D. 1 – Thực vật; 2 – Động vật Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào với tế bào của sinh vật đơn bào là các tế bào A. hoạt động một cách độc lập với nhau. B. đều có hình dạng giống nhau. C. phối hợp hoạt động với nhau chặt chẽ. D. hoạt động độc lập theo từng cơ quan. Câu 9. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất. B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. C. mọi hoạt động sống đều được thực hiện nhờ tế bào. D. tế bào có chức năng sinh sản. Câu 10. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất. B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. C. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào. D. tế bào có chức năng sinh sản.
Câu 11. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể con người? A. Một số cơ quan trong cơ thể người được cấu tạo bởi tế bào. B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể. C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết. D. Cơ thể sống chỉ có một tế bào thực hiện mọi chức năng sống. Câu 12. Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào? A. Con chó. B. Con ốc sên. C. Trùng biến hình. D. Con cua. Câu 13. Năm 1855, nhà khoa học Rudolf Virchow đã báo cáo rằng ……….(1)…….. Từ/Cụm từ (1) là: A. Tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước B. Tất cả các tế bào đều tiến hoá từ các phân tử sinh học C. Tất cả các tế bào đều được sinh ra do năng lượng mặt trời D. Tất cả các tế bào đều sinh ra từ chất vô cơ Câu 14. Cấp độ tổ chức cơ bản nhất của cơ thể là ……….(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Tế bào. B. Cơ quan. C. Cơ thể D. Hệ cơ quan. Câu 15. Quá trình trao đổi chất thực chất diễn ra ở ………(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Hệ cơ quan B. Cơ thể. C. Cá thể. D. Tế bào. Câu 16. Sinh vật có cơ thể được cấu tạo từ một tế bào gọi là ………(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Sinh vật đa bào B. Sinh vật đơn bào C. Sinh vật kí sinh D. Sinh vật ngoại sinh Câu 17. Sinh vật có cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào gọi là ……(1)…….. Từ/Cụm từ (1) là: A. Sinh vật đa bào B. Sinh vật đơn bào C. Sinh vật kí sinh D. Sinh vật ngoại sinh Câu 18. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở ……….(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Số lượng tế bào B. Kích thước tế bào. C. Màu sắc tế bào. D. Hình dạng. Câu 19. Các khoang rỗ nhỏ cấu tạo nên vỏ bần cây sồi mà Robert Hooke phát hiện được ra được gọi là gì? A. Phòng nhỏ. B. Khoang nhỏ. C. Ổ nhỏ. D. Khoảng nhỏ. Câu 20. Khi quan sát vỏ bần cây sồi, Robert Hooke đã nhìn thấy các khoang rỗng nhỏ, các khoang này là A. Các tế bào của vỏ bần B. Các bào quan của cây sồi C. Các cơ quan của cây sồi D. Các lỗ khí khổng của cây sồi Câu 21. Kết quả nghiên cứu của Matthias Schleiden và Theodor Schwann đã cho thấy A. Sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật B. Mọi cơ thể thực vật đều có nguồn gốc từ thực vật nguyên sinh C. Mọi cơ thể động vật đều có nguồn gốc từ động vật nguyên sinh D. Tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước Câu 22. Năm 1855, nhà khoa học Rudolf Virchow đã báo cáo rằng A. tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước B. tất cả các tế bào đều tiến hoá từ các phân tử sinh học C. tất cả các tế bào đều được sinh ra do năng lượng mặt trời D. tất cả các tế bào đều sinh ra từ chất vô cơ Câu 23. Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào với tế bào của sinh vật đơn bào là ……………(1)…………
Từ/Cụm từ (1) là: A. Hoạt động một cách độc lập với nhau. B. Đều có hình dạng giống nhau. C. Phối hợp hoạt động với nhau chặt chẽ. D. Hoạt động độc lập theo từng cơ quan. Câu 24. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì …………(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất. B. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. C. Mọi hoạt động sống đều được thực hiện nhờ tế bào. D. Tế bào có chức năng sinh sản. Câu 25. Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống? A. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau. B. Nó ó đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết. C. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Câu 26. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì …………(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất. B. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. C. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào. D. Tế bào có chức năng sinh sản. Câu 27. Cơ thể …….(1)……. là cơ thể đơn bào. Từ/Cụm từ (1) là: A. Con thỏ B. Con rắn C. Trùng biến hình D. Con tôm Câu 28. Cơ thể …….(1)……. là cơ thể đa bào. Từ/Cụm từ (1) là: A. Trùng roi B. Con rắn C. Trùng biến hình D. Vi khuẩn Câu 29. Đơn vị cấu trúc đứng ngay sau tế bào là ………(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Cơ quan B. Mô C. Cụm tế bào D. Hệ cơ quan Câu 30. Các tế bào đã biệt hóa sẽ thực hiện được ……….(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Chức năng giống nhau B. Chức năng khác nhau C. Cấu tạo cơ quan D. Vận chuyển chất dinh dưỡng Câu 31. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ …(1)… Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hóa thành các …(2)… và …(3)… khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là: A. 1 – mô; 2 – tế bào; 3 – cơ quan. B. 1 – mô; 2 – cơ quan; 3 – tế bào. C. 1 – tế bào; 2 – mô; 3 – cơ quan. D. 1 – cơ quan; 2 – mô; 3 – tế bào. Câu 32. Cơ thể đơn bào có đặc điểm chỉ gồm …(1)… tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự …(2)… giữa các thành phần cấu trúc của tế bào. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – một; 2 – phối hợp. B. 1 – một; 2 – phát triển. C. 1 – hai; 2 – phối hợp. D. 1 – hai; 2 – phát triển. Câu 33. Các hoạt động sống ở cấp độ …(1)… là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:
A. 1 – nguyên tử; 2 – tế bào. B. 1 – tế bào; 2 – cơ thể. C. 1 – phân tử; 2 – cơ thể. D. 1 – cơ thể; 2 – tế bào. Câu 34. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về phát minh của các nhà khoa học: 1. Robert Hooke a. Một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao. Ngoài ra, ông cũng là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn. 2. Rudolf Virchow b. Sử dụng kinh hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bán của cây sồi, ông đã quan sát thấy vỏ bán được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ. 3. Antonie van Leeuwenhoek c. Báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước. 4. Matthias Schleiden và Theodor Schwann d. Cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật. Đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: "Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào". A. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a. B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c. C. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. D. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.