Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 1 - File word có lời giải.pdf
1 ĐỀ THAM KHẢO 2025 THEO HƯỚNG BỘ GIÁO DỤC ĐỀ SỐ 1 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh:.......................................................................... * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ăn mòn kim loại là sự huỷ hoại kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh. B. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó C. Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá D. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các acid trong môi trường không khí. Câu 2: Sodium hydroxide (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của sodium hydroxide là A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. NaHCO3. D. Na2CO3. Câu 3: Tơ nylon-6,6 thuộc loại A. tơ nhân tạo. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp. Câu 4: Mạng tinh thể kim loại gồm có A. Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân. B. Nguyên tử kim loại và các electron độc thân. C. Ion kim loại và các electron độc thân. D. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do. Câu 5: NaHCO3 là hợp chất kém bền nhiệt, nó bắt đầu bị phân hủy ở khoảng 12000C. Trong thực tế dùng NaHCO3 làm bột nở trong chế biến thực phẩm. Sản phẩm quá trình nhiệt phân NaHCO3 là A. Na2CO3, CO2, H2O. B. Na2O, Na2CO3, H2. C. Na, CO2, H2. D. Na2CO3, C, H2. Câu 6: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA? A. Al. B. Ca. C. Na. D. Fe. Câu 7: Cho dữ liệu về điểm chớp cháy của một số loại tinh dầu: Tinh dầu Tràm trà Sả chanh Quế Oải hương Cam Điểm chớp cháy (°C) 59 71 87 68 46 Cục Hàng không Việt Nam quy định các loại chất lỏng được coi là hàng hóa nguy hiểm, không được phép mang lên máy bay nếu có điểm chớp cháy dưới 60°C. Trong các loại tinh dầu trên, tinh dầu nào hành khách được phép mang theo là A. tràm trà, sả chanh, quế. B. sả chanh, quế, oải hương. C. quế, oải hương, cam. D. oải hương, cam, tràm trà. Câu 8: Nhận xét nào sau đây là sai? A. Phân vi lượng cung cấp các loại nguyên tố N, K, P dưới dạng hợp chất. B. Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ phân vi lượng. C. Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ. D. Dùng quá lượng phân vi lượng sẽ có hại cho cây. Câu 9: Cho phổ khối lượng của một hợp chất ester A như hình vẽ:
4 b. Số phối trí của phức là 4. c. Metalloporphyrin là muối kép không phải là phức chất. d. Liên kết trong phức Metalloporphyrin được tạo thành do nguyên tử N cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử Fe PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Điện phân nóng chảy Al2O3 với điện cực anode than chì và hiệu suất bằng 100%, cường độ dòng điện là 150000 A trong thời gian t giờ thì thu được 252 kg Al tại cathode. Tìm giá trị của t (tính theo giờ, làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 2: Trong thành phần của một số loại sơn có triester của glycerol với linoleic acid C17H31COOH và linoleic acid C17H29COOH. Số triester có thể có của hai acid trên với glycerol là bao nhiêu? Câu 3: Cho các nhận xét sau: (1) Cellulose không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2. (2) Glucose được gọi là đường mía. (3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucose, đun nóng, xúc tác Ni thu được polyalcohol. (4) Glucose được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzyme. (5) Dung dịch saccharose không có phản ứng tráng Ag, không bị oxi hóa bởi nước bromine, chứng tỏ phân tử saccharose không có nhóm –CHO. (6) Maltose thuộc loại disaccharide có tính oxi hóa và tính khử. (7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polysaccharide là amylose và amylopectin. Cho biết số nhận xét đúng? Câu 4: Cho ethylamine lần lượt vào dung dịch FeCl3; dung dịch HCl; Cu(OH)2; dung dịch NaCl; dung dịch Br2. Ethylamine phản ứng được với bao nhiêu chất? Câu 5: Cho các phản ứng: CaCO3(s) o t CaO(s) + CO2(g) o Δ Hr 298 = + 178,49 kJ C(graphite, s) + O2(g) o t CO2(g) o Δ Hr 298 = -393,51 kJ Tính khối lượng graphite (gam) cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn đủ tạo lượng nhiệt cho quá trình nhiệt phân hoàn toàn 0,2 mol CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) Câu 6: Muối Mohr có công thức (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O. Để xác định độ tinh khiết của một loại muối Mohr (Cho rằng trong muối Mohr chỉ có muối kép ngậm nước nêu trên và tạp chất trơ), một học sinh tiến hành các thí nghiệm sau: Cân chính xác 7,237 gam muối Mohr, pha thành 100 mL dung dịch X. Lấy chính xác 10 mL dung dịch X, thêm 10 mL dung dịch H2SO4 10%, được dung dịch Y. Chuẩn độ dung dịch Y bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,023M. Thực hiện chuẩn độ 3 lần. Kết quả đạt được như sau: Lần chuẩn độ 1 2 3 V dung dịch KMnO4 (ml) 16,0 16,1 16,0 Theo kết quả chuẩn độ ở trên, hãy tính độ tinh khiết (% khối lượng (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O) của muối Mohr (kết quả làm tròn đến hàng phần mười)? -----------------HẾT------------------