Content text CI - Business case
Case Cracking: Phần 1 - Các Loại Business Case Thường Gặp Giải business case - đưa ra giải pháp đề xuất kinh doanh, là việc đưa ra dữ kiện để phân tích một dự án, chiến dịch hoặc công ty nào đó, từ đó làm rõ hoàn cảnh, đưa ra giải pháp cụ thể, hành động theo từng bước cụ thể và xác định những yếu tố quyết định thành bại của giải pháp đó. Business Case là “đặc sản” của các cuộc thi lớn, của chương trình Management Trainee tại các công ty đa quốc gia, các vòng tuyển dụng tại các công ty, doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, giải một Business Case luôn là “bài toán” tốn nhiều chất xám. Để khởi đầu cho những hướng dẫn vô cùng bổ ích giúp các bạn tự tin “bẻ khóa” Business Case, Company Insider sẽ bật mí cho bạn 12 loại Business Case thường gặp nhất. 12 loại này vốn được cụ thể hóa từ 2 loại Business Case chính: Business Strategy (Chiến lược kinh doanh) và Business Operations (Hoạt động kinh doanh) Về Business Strategy:
1. Entering a new market (Thâm nhập thị trường mới) Thâm nhập thị trường mới là một bước đi táo bạo và tiểm ẩn không ít rủi ro, nhưng lại là sự thiết yếu, là hướng đi mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh doanh của bất kì công ty nào. Hàng ngày, hàng giờ, sự xuất hiện những ý tưởng khởi nghiệp mới hay kế hoạch mở rộng quy mô của một công ty chưa bao giờ ngừng lại, song hành với nó chính là sự tấn công vào thị trường mới. Cụ thể hơn, phần lớn các case “Entering a new market” sẽ tập trung vào việc xây dựng chiến dịch phân bổ và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ đến một thị trường đích mới, từ đó giúp công ty mở rộng tệp khách hàng, thương hiệu cá nhân, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, gia tăng thị phần và thu về nhiều lợi nhuận hơn. 2. Industry analysis (Phân tích ngành) Phân tích ngành là việc phân tích một ngành cụ thể (sản xuất, dịch vụ, thương mại) để giúp doanh nghiệp và các nhà phân tích hiểu được động lực cạnh tranh của ngành đó, bao gồm: thống kê cung cầu, mức độ cạnh tranh trong ngành và với các ngành mới nổi khác, triển vọng tương lai và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến ngành.
Loại Business case này có vai trò đặc biệt quan trọng trong phương pháp đầu tư cơ bản của ngành đầu tư chứng khoán: Hiểu về mô hình và môi trường kinh doanh của công ty, Xác định các cơ hội đầu một cách hiệu quả, Phân bổ danh mục đầu tư, từ đó tối đa hóa hiệu quả đầu tư. 3. Mergers and Acquisitions (Sáp nhập và Mua lại) Mergers and Acquisition (M&A) là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức mua lại hoặc sáp nhập hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Mua bán và sáp nhập là cụm từ thường đi cùng nhau, nhưng trên thực tế chúng lại có những điểm khác biệt cần phải phân biệt rõ. Khi một công ty tiếp quản một công ty khác và trở thành chủ sở hữu mới thì giao dịch này được gọi là mua lại. Việc sáp nhập xảy ra khi hai công ty có quy mô tương tự, đồng ý hợp nhất thành một công ty duy nhất có tư cách pháp nhân mới. Loại Business Case này giúp nâng cao hiệu quả chi phí của doanh nghiệp mới: giảm nhân viên - các công ty có thể tiết kiệm được chi phí đáng kể khi cắt giảm các bộ phận như kế toán, tiếp thị và các phòng ban khác; tiết kiệm chi phí - một công ty lớn với đơn đặt hàng lớn hơn bao giờ cũng có thể tiết kiệm nhiều hơn về chi phí; sở hữu công nghệ mới - bằng cách mua các công ty nhỏ hơn với các công nghệ độc đáo, một công ty lớn có thể duy trình hoặc phát triển lợi thế cạnh tranh của mình; cải thiện khả năng hiện diện và tiếp cận thị trường mới.
4. Developing a new product (Phát triển sản phẩm mới) Phát triển sản phẩm mới là hoạt động tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc cải biến từ sản phẩm sẵn có kèm theo nhãn hiệu mới do chính doanh nghiệp thực hiện, là một trong những chiến lược quan trọng để tực hiện mục tiêu tăng trưởng và cạnh tranh của doanh nghiệp. Loại Business Case này sẽ trải qua quá trình gồm 8 bước: Hình thành ý tưởng → Sàng lọc ý tưởng → Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm → Ước tính lợi nhuận → Phát triển chiến lược Marketing → Phát triển sản phẩm → Thử nghiệm thị trường → Thương mại hóa sản phẩm. 5. Pricing strategies (Chiến lược giá)