Content text Bài 16 - Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển.docx
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 Bài 16: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Áp suất chất lỏng 1. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng. - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn. - Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. - Công thức tính áp suất chất lỏng: Trong đó: - p là áp suất ở đáy cột chất lỏng. (Pa) - d là trọng lượng riêng của chất lỏng. (N/m 3 ) - h là chiều cao của cột chất lỏng. (m) 2. Bình thông nhau. - Bình thông nhau là bình gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, phần miệng thông với không khí, phần đáy được nối thông với nhau. - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao. 3. Máy nén thủy lực. - Khi tác dụng một lực f lên pittong nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pit-tông lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pit-tông này. F = p.S = = II. Áp suất khí quyển 1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển. - Áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất gọi là áp suất khí quyển. - Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng. - Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li. Người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 2. Một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí. - Khi thay đổi áp suất đột ngột có thể gây ra tiếng động trong tai. - Áp suất không khí được ứng dụng để chế tạo một số dụng cụ phục vụ đời sống như: giác mút, bình xịt, … B. BÀI TẬP I. Trắc nghiệm. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo một hướng nhất định. B. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong một chất lỏng đứng yên là khác nhau. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ thuận với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng. Câu 2. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc A. khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. độ cao lớp chất lỏng phía trên. Câu 3. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. tiết diện của các nhánh bằng nhau. B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. độ dày của các nhánh như nhau. D. độ dài của các nhánh bằng nhau. Câu 4. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại theo nhiều phía vì A. không khí bên trong hộp sữa bị co lại. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Câu 5. Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ giữa áp suất và độ sâu của chất lỏng? p h p p p h h h
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 A. B. C. D. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển? A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. B. Ở các hành tinh khác trong vũ trụ không có áp suất khí quyển. C. Không thể dùng công thức p = d.h để tính áp suất khí quyển. D. mmHg cũng là đơn vị đo áp suất khí quyển. Câu 7. Càng lên cao thì áp suất khí quyển A. càng tăng. B. càng giảm. C. không thay đổi. D. có thể vừa tăng, vừa giảm. Câu 8. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. B. Thổi hơi vào quả bóng, quả bóng sẽ phồng lên. C. Vật rơi từ trên cao xuống. D. Con người có thể hít không khí vào phổi. Câu 9. Xem hình bên dưới, kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh áp suất tại bốn điểm A, B, C, D. A. p D < p A < p C < p B . B. p A < p D < p C < p B . C. p C < p B < p A < p D . D. p B < p C < p A = p D . Câu 10. Có 4 bình được đựng nước (xem hình dưới), áp suất của nước lên đáy bình nào nhỏ nhất? . B C . . . D A
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 Bình 1 Bình 2 Bình 3 Bình 4 A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. D. Bình 4. Câu 11. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. Hiện tượng này liên quan đến kiến thức vật lí về A. áp suất chất lỏng. B. áp suất khí quyển. C. áp suất chất khí. D. áp suất cơ học. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về máy nén thủy lực? A. Không cho ta lợi về lực. B. Chất lỏng trong máy phải là nước. C. Cho ta lợi về lực. D. Trong máy không có chất lỏng. Câu 13. Một tầu ngầm đang di chuyển dưới biển. Lúc đầu áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 2020000 N/m 2 , một lúc sau áp kế chỉ 860000 N/m 2 . Nhận xét nào sau đây là đúng? A.Tàu đang lặn xuống. B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang. C. Tàu đang từ từ nổi lên. D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang. Câu 14. Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m 3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét? A. 321,1 m. B. 525,7 m. C. 380,8 m. D. 335,6 m. Câu 15. Một bể hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m 3 . Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là A. 25000 Pa. B. 2500 Pa. C. 4000 Pa. D. 40000 Pa. II. Tự luận. Câu 1. Giải thích tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? Câu 2. Một chiếc bình có chiều cao 1,2 m chứa đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 . Tính: a) Áp suất của nước tác dụng lên một điểm nằm ở đáy bình. b) Áp suất của nước tác dụng lên một điểm nằm trong lòng chất lỏng cách đáy bình 0,5m.