Content text ĐỀ 8 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 HÓA 11 ( Theo minh họa 2025 ).docx
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 Đề số 8 (Đề gồm có 03 trang) KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn hóa lớp 11 Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh……………………………………Lớp…… Số báo danh:………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Những hợp chất mà trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn là hydrocarbon no. B. Hydrocarbon chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử là hydrocarbon no. C. Hydrocarbon có các liên kết đơn trong phân tử là hydrocarbon no. D. Hydrocarbon có ít nhất một liên kết đơn trong phân tử là hydrocarbon no. Câu 2. Cho phản ứng: xt, to + 4H 2 Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? A. Phản ứng thế. B. Reforming. C. Phản cracking. D. Phản ứng cháy. Câu 3. Alkyne C 5 H 8 có số đồng phân cấu tạo là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Alkene X tham gia phản ứng sau: o Ni,t 2XHY . Biết trong Y có 4 nguyên tử carbon, X không có đồng phân hình học. X là A. ethene. B. propene. C. but-1-ene. D. but-2-ene. Câu 5. Cho các dẫn xuất halogen sau: (1) C 2 H 5 F; (2) C 2 H 5 Cl; (3) C 2 H 5 Br ; (4) C 2 H 5 I Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là A. (1) > (2) > (3) > (4) B. (1) > (4) > (2) > (3). C. (4) > (3) > (2) > (1) D. (4) > (2) > (1) > (3). Câu 6. Ethyl alcohol có công thức cấu tạo là A. CH 3 OCH 3 . B. CH 3 CH 2 OH. C. HOCH 2 CH 2 OH. D. CH 3 CH 2 CH 2 OH. Câu 7. Công thức cấu tạo nào sau đây của alcohol bậc III ? A. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH B. CH 3 -CH(CH 3 )-OH C. CH 3 -CH(OH)-CH 3 D. CH 3 -C(CH 3 ) 2 -OH Câu 8. Alcohol nào sau đây không có phản ứng tách nước tạo ra alkene? A. CH 3 CH(OH)CH 3 . B. CH 3 OH. C. CH 3 CH 2 CH 2 OH. D. CH 3 CH 2 OH. Câu 9. Cho phenol lỏng tác dụng với chất X. Sau phản ứng thấy có khí không màu thoát ra. X là A. NaOH. B. Na. C. Fe. D. HNO 3 . Câu 10. Nhóm chức của aldehyde là A. -COOH. B. -NH 2 . C. -CHO. D. -OH. Câu 11. Trong các hợp chất HCHO, CH 3 CHO, CH 3 COCH 3 và CH 3 CH 2 CH 2 CHO, hợp chất có độ tan trong nước kém nhất là A. HCHO. B. CH 3 CHO. C. CH 3 COCH 3 . D. CH 3 CH 2 CH 2 CHO.
Ống nghiệm thu sản phẩm có cho sẳn khoảng 2mL dung dịch NaCl bão hòa và được đặt trong một cốc nước đá. Bước 3: Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm rồi đun tập trung ở đáy ống nghiệm. Khi trong ống nghiệm thu sản phẩm tạo thành khoản 1mL chất lỏng thì ngừng đun. Đưa ống nghiệm thu sản phẩm ra khỏi cốc. a. Sản phẩm tạo thành trong ống nghiệm thu là ethyl acetate ở thể lỏng không tan trong nước, nặng hơn nước và có mùi đặc trưng. b. Dung dịch H 2 SO 4 đặc có vai trò xúc cho phản ứng, đồng thời đóng vai trò làm chất hút nước làm cân bằng phản ứng chuyển dịch sang phải tạo ra ester nhiều hơn tăng hiệu suất phản ứng. c. Đá bọt phân tán nhiệt giúp hỗn hợp phản ứng sôi đều, tránh hiện tượng quá sôi (sôi mạnh cục bộ). d. Dung dịch NaCl bão hòa làm có tác dụng hạn chế sản phẩm bay hơi. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Chất X có công thức đơn giản nhất là C 2 H 5 O, hòa tan được Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh đậm. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là bao nhiêu? Câu 2. Chất hữu cơ X có chứa vòng benzene và có công thức phân tử là C 7 H 8 O. X tác dụng với Na và NaOH. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn với X? Câu 3. Cho 50 gam dung dịch acetaldehyde tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thu được 21,6 gam Ag. Tính nồng độ phần trăm của acetaldehyde trong dung dịch đã sử dụng. (Cho NTK: H=1, C=12, O=16, Ag=108). (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Câu 4. Một loại giấm ăn có chứa hàm lượng 4,5% acetic acid về thể tích. Tính khối lượng (gam) acetic acid trong một can giấm có dung tích 2 L. Biết khối lượng riêng của acetic acid là D = 1,05 g/mL. (Cho NTK: H=1, C=12, O=16 ). (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Câu 5. Formic acid là một chất lỏng, mùi xốc mạnh và gây bỏng da, acid này được chưng cất lần đầu từ loài kiến lửa có tên là Formicarufa. Kiến khi cắn sẽ “tiêm” dung dịch chứa 50% thể tích formic acid vào da. Trung bình mỗi lần cắn, kiến có thể “tiêm” khoảng 6,0 x10 -3 cm 3 dung dịch formic acid. Để làm giảm lượng formic acid trong vết cắn, bác sĩ thường dùng thuốc có chứa thành phần là sodium hydrogencarbonate (NaHCO 3 ). Tính khối lượng (mg) sodium hydrogencarbonate cần dùng để trung hoà hoàn toàn lượng formic acid từ vết kiến cắn (biết khối lượng riêng của formic acid là 1,22 g/cm 3 ). (Cho NTK: H=1, C=12, O=16, Na=23). (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Câu 6. Trộn 20 mL ethanol với 20 mL acetic acid, thêm 10 mL H 2 SO 4 đặc rồi tiến hành phản ứng ester hóa. Sau một thời gian, thu được 17,6 g ester. Tính hiệu suất phản ứng ester, biết khối lượng riêng của ethanol và acetic acid lần lượt là 0,789 g/mL và 1,05 g/mL. (Cho NTK: H=1, C=12, O=16, Ag=108). (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười). ---------------HẾT------------