Content text 4091. Sở Nghệ An (giải).pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ SỞ NGHỆ AN 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Một mạch điện kín C giới hạn bởi mặt S được di chuyển từ vị trí M đến vị trí N trong từ trường có các đường sức biểu diễn như hình bên. Véc tơ pháp tuyến của mặt S hướng từ M đến N, chiều dương của mạch chọn như hình vẽ. Trong quá trình di chuyển mạch C A. từ thông qua mặt S giảm, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng cùng chiều dương. B. từ thông qua mặt S giảm, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng ngược chiều dương. C. từ thông qua mặt S tăng, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng cùng chiều dương. D. từ thông qua mặt S tăng, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng ngược chiều dương. Câu 2: Đơn vị của cảm ứng từ là T (tesla), dẫn suất của T trong hệ đo lường SI là A. 2 1 1T =1 kg.s .A − − . B. -1 2 1 1T =1 kg.m .s .A − − . C. 2 1T =1 kg.s .A − . D. 2 1 1T =1kg .m.s .A− . Câu 3: Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc quanh một trục cố định thuộc mặt phẳng khung dây trong một từ trường đều mà vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức π e = E cos(ωt + ) (E > 0) o o 6 . Lúc t = 0 thì pháp tuyến khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng A. . 3 − B. . 6 C. 2 . 3 − D. 2 . 3 Câu 4: Xét một mạch tạo sóng với đầu ra được nối với một dao động kí điện tử dùng để hiển thị mối liên hệ giữa cường độ của tín hiệu điện áp và thời gian. Biết mỗi ô trên trục hoành ứng với khoảng thời gian 0,5 ms. Tần số của dòng điện xoay chiều được tạo ra bởi mạch tạo sóng nói trên bằng A. 0,5 kHz. B. 50Hz. C. 1kHz. D. 5 kHz. Câu 5: Dòng điện xoay chiều có ưu điểm nào sau đây so với dòng điện một chiều? A. Không gây hao phí năng lượng khi truyền tải đi xa. B. Không gây tỏa nhiệt khi chạy qua vật dẫn. C. Có thể tích trữ trực tiếp điện năng trong pin và ắc quy. D. Có thể biến đổi điện áp hiệu dụng bằng máy biến áp. Câu 6: Trong các quá trình chuyển thể sau, quá trình nào thu nhiệt? A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Ngưng tụ. D. Ngưng kết. Câu 7: Thả một viên bi nóng vào một cốc nước nguội. Tốc độ truyền nhiệt từ viên bi sang nước A. giảm dần theo thời gian. B. tăng dần theo thời gian. C. không đổi theo thời gian. D. ban đầu tăng, sau đó giảm. Câu 8: Trong bình giữ nhiệt có 812 ml nước nóng ở 83,0 oC, dùng nước trong bình pha với nước lạnh ở 23,0 oC để có được 216 ml nước ở 38,0 oC. Thể tích nước nóng còn lại trong bình giữ nhiệt là A. 740 ml. B. 758 ml. C. 647 ml. D. 622 ml.
Câu 9: Thể tích khí lưu thông (thể tích khí hít vào hoặc thở ra khi hít thở bình thường) của một người là 0,5 l. Không khí hít vào có 78,06% thể tích là nitrogen, 20,98% thể tích là oxygen và một tỉ lệ nhỏ các loại khí khác. Khí thở ra có 16,5 % thể tích là oxygen. Coi áp suất khí khi hít vào, thở ra đều bằng áp suất khí quyển, bằng 1,01.105Pa, nhiệt độ khí là 370C. Số mol khí oxygen đã được máu hấp thụ trong mỗi lần trao đổi khí là A. 9.10-7 mol. B. 3,3.10-3 mol. C. 3,3.10-1 mol. D. 9.10-4 mol. Câu 10: Trong y học, kĩ thuật chuẩn đoán bằng sóng siêu âm (thường được gọi là kĩ thuật siêu âm hay siêu âm) được sử dụng phổ biến để thu được hình ảnh của một bộ phận cần được quan sát trong cơ thể như siêu âm bụng, siêu âm thai nhi,. Nhờ đó, các bác sĩ có thể quan sát và chuẩn đoán tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân hoặc theo dõi sức khoẻ của thai nhi trong thai kì. Những tính chất nào sau đây của sóng siêu âm được ứng dụng trong kỹ thuật siêu âm dùng trong y học? A. Khúc xạ, giao thoa. B. Phản xạ, khúc xạ. C. Khúc xạ, nhiễu xạ. D. Nhiễu xạ, giao thoa. Câu 11: Trong lĩnh vực an ninh, tia X được dùng để kiểm tra hành lý tại sân bay là nhờ tính chất nào sau đây? A. Có khả năng đâm xuyên và bị hấp thụ khác nhau tùy vật liệu. B. Có khả năng làm phát sáng một số chất đặc biệt. C. Truyền thẳng và không bị hấp thụ bởi các vật liệu. D. Làm ion hóa không khí trong vùng chiếu tia X. Câu 12: Hạt nhân 238 92U sau một chuỗi các quá trình phóng xạ α và β− liên tiếp biến đổi thành hạt nhân bền 206 82Pb theo phương trình chuỗi phản ứng: 238 206 4 0 92 82 2 1 U Pb x He y e → + + − . Giá trị x, y tương ứng là A. 9 và 28. B. 8 và 6. C. 6 và 8. D. 28 và 9. Câu 13: Một mẫu phóng xạ có hằng số phóng xạ là λ , độ phóng xạ là H0 tại thời điểm t0 = 0. Độ phóng xạ của mẫu chất ở thời điểm t là A. λt H H e . = 0 B. 2λt H H e . = 0 C. λt H H e . 0 − = D. 2λt H H e . 0 − = Câu 14: Gọi c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Phát biểu nào sau đây không đúng về mối liên hệ giữa năng lượng E và khối lượng m của vật? A. Một vật có khối lượng m thì có năng lượng tương ứng là 2 E = m.c . B. Khi vật có năng lượng E thì nó có khối lượng tương ứng là 2 E m = . c C. Năng lượng E và khối lượng m của vật luôn tỉ lệ với nhau theo hệ thức 2 E = m.c . D. Khối lượng còn có thể đo bằng đơn vị của năng lượng chia cho c. Câu 15: Tổng hợp hạt nhân helium 4 2He từ phản ứng hạt nhân: 1 7 4 1 3 2 H Li 2 He + → . Lấy khối lượng mol của các chất bằng số khối theo đơn vị g . mol Khi sử dụng hết 0,500 gam Hidro thì số hạt nhân He tạo thành là A. 23 6,02 10 hạt. B. 23 3,01 10 hạt. C. 23 12,04 10 hạt. D. 23 1,51 10 hạt. Câu 16: Một bình kín có dung tích V, chứa một lượng khí lí tưởng ở nhiệt độ tuyệt đối T, áp suất của khối khí là p. Số mol khí chứa trong bình là A. pV n RT = . B. pR n VT = . C. RT n pV = . D. pT n VR = .
Câu 17: Một bọt khí hình cầu bán kính r được hình thành ở đáy hồ nước có độ sâu 10,0 m và chuyển động lên mặt nước. Biết áp suất khí quyển là 5 o p 1,01.10 Pa, = coi nhiệt độ của nước không thay đổi theo độ sâu và khối lượng riêng của nước là 3 kg D 997 m = ; lấy 2 m g 9,81 . s = Khi đến mặt nước bán kính của bọt khí đó bằng A. 1,25 r. B. 0,316 r. C. 1,40 r. D. 1,97 r. Câu 18: Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí lí tưởng xác định từ 32 C lên 117 C và giữ áp suất không đổi thì thể tích khí tăng thêm 1,7 lít. Thể tích ban đầu của lượng khí bằng A. 7,8 lít. B. 5,2 lít. C. 6,1 lít. D. 3,4 lít. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một học sinh sử dụng bộ thiết bị được bố trí như Hình 1 để nghiên cứu dòng điện cảm ứng trong một ống dây điện khi một nam châm vĩnh cửu rơi qua nó. Khi nam châm bắt đầu rơi xuống, xuất hiện dòng điện trong ống dây làm nó trở thành một nam châm điện. Quy ước: dòng điện chạy qua cảm biến dòng có chiều từ A đến B sẽ thu được giá trị đọc dương và ngược lại. Hình 2 cho thấy kết quả sau khi nam châm được thả ở một độ cao nhất định. a) Đầu Y của nam châm vĩnh cửu là cực bắc (N). b) Khi nam châm bắt đầu rơi xuống, xuất hiện dòng điện trong ống dây làm nó trở thành một nam châm điện, có đầu trên đóng vai trò cực nam (S). c) Trong quá trình rơi, hai cực của nam châm điện bị đảo cực một lần. d) Độ lớn của dòng điện, ở đỉnh “âm” cao hơn đỉnh “dương” là do tốc độ của nam châm càng về sau càng tăng dần, tốc độ biến thiên từ thông qua cuộn dây đạt độ lớn cực đại khi nam châm rơi ra đầu dưới của ống dây. Câu 2: Hệ thống tắm nóng lạnh gián tiếp của nhà Phương Anh có một bình chứa nước với thể tích 15 lít và công suất điện ổn định là 2,5 kW. Bình chứa nước được cách nhiệt hoàn toàn và hiệu suất chuyển hóa điện năng thành nhiệt cung cấp cho bình nước nóng đạt 97% và 88% nhiệt dùng làm nóng nước. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J kg.K , khối lượng riêng của nước coi không đổi bằng 1,00. 103 kg/m3 . Ban đầu bình chứa đầy nước ở nhiệt độ 22 oC. a) Khối lượng nước ban đầu trong bình ban đầu là 15 kg. b) Phương Anh bật cầu dao để bắt đầu đun nước. Sau 24 phút 36 giây thì nhiệt độ nước trong bình là 72oC. c) Phương Anh nên tắt cầu dao trước khi sử dụng nước nóng để đảm bảo an toàn. d) Khi nước trong bình có nhiệt độ 72 oC thì Phương Anh tắt cầu dao, van tự động đóng không cho dòng nước lạnh chảy vào bình. Khi bật vòi sen để tắm, nước lạnh (có nhiệt độ 22 oC) từ hệ thống sẽ hòa trộn với nước nóng chảy ra từ bình theo tỉ lệ phù hợp để tạo ra nước tắm có nhiệt độ thích hợp rồi chảy qua vòi hoa sen. Biết vòi hoa sen có tổng tiết diện các tia nước là 30,0 mm2 . Phương Anh điều chỉnh cho các tia nước phun ra với tốc độ 4,0 m/s và nhiệt độ các tia nước đều là 37 oC. Nếu xả nước liên tục thì thời gian nước nóng trong bình chảy hết là 4,9 phút.
Câu 3: Hình bên cho một sơ đồ khái quát về một nhà máy điện dựa trên loại lò phản ứng nước nén. Một nhà máy phát điện cỡ lớn hoạt động dựa trên một lò phản ứng hạt nhân kiểu nước nén. Công suất nhiệt trong vùng hoạt động của lò phản ứng là 3400 MW, công suất điện được tạo ra là 1100 MW. Nhiên liệu là 86000 kg uranium (gồm 238 92U và 235 92U được tách từ quặng oxit uranium) được phân bố trong 57000 thanh nhiên liệu, Uranium được làm giàu tới 2,98% 235 92U (tỉ lệ về khối lượng). 235 92U có chu kì bán rã là 703,8 triệu năm, năng lượng trung bình được giải phóng bởi mỗi một phản ứng phân hạch là 2 2,0.10 MeV , khối lượng mol là 235 g/mol. a) Lò phản ứng hạt nhân hoạt động dựa trên nguyên lý phản ứng phân hạch dây chuyền. b) Hiệu suất của nhà máy điện hạt nhân này là 68%. c) Biết 235 92U mất dần do phân hạch với tốc độ R và nó cũng bị hao hụt do sự bắt neutron (mà không gây phân hạch) với tốc độ trung bình là 1 R 4 . Với tốc độ tiêu thụ nhiên liệu như thế, nhà máy hoạt động trong 570 ngày với khối lượng nhiên liệu như trên. d) Ưu điểm vượt trội của năng lượng hạt nhân so với năng lượng hóa thạch là cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm vào bầu khí quyển Trái đất. Nhà máy điện hạt nhân giải quyết được vấn đề thiếu hụt về năng lượng khi nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Câu 4: Khi nghiên cứu tài liệu, một nhóm học sinh tìm hiểu được rằng: ở điều kiện áp suất chuẩn, để 1 gam nước tăng thêm 1 oC thì cần truyền cho nó nhiệt lượng 1 calo với 1 calo = 4,184 J. Nhóm cho rằng có thể xác định được nhiệt dung riêng của một chất lỏng A bằng thí nghiệm trao đổi nhiệt của chất lỏng đó với nước (I). Họ chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm gồm: bình chứa gồm hai ngăn, đặt trong một thùng xốp, cách nhiệt; Hai nhiệt kế; Cân điện tử; Nước nóng và chất lỏng A cần đo nhiệt dung riêng ở nhiệt độ phòng (II). Sau đó, nhóm thực hiện các bước thí nghiệm gồm: rót vào hai ngăn của bình chứa nước nóng và chất lỏng A sao cho chúng có cùng khối lượng; đậy thùng xốp bằng nắp cách nhiệt; Đo nhiệt độ ban đầu của nước (t1) và nhiệt độ của chất lỏng A (t2) thông qua hai nhiệt kế xuyên qua nắp, theo dõi nhiệt độ của hai ngăn và ghi số liệu vào bảng cho đến khi hai nhiệt kế chỉ bằng nhau bằng t3 (III). a) Nội dung (I), (II) thể hiện một phần kế hoạch nghiên cứu; Nội dung (III) thể hiện tiến trình thí nghiệm nghiên cứu của nhóm học sinh. b) Năng lượng nhiệt truyền từ nước nóng sang chất lỏng A. c) Trong quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đều theo thời gian. d) Nếu coi chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa nước và chất lỏng A thì nhiệt dung riêng của chất lỏng A xác định theo công thức 1 3 3 2 4184.(t -t ) J C= ( ). t -t kg.K