Content text H. Chuyên đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức.pdf
Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC (10 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể; nêu được phạm vi, đối tượng, nội dung cơ bản của thông sử và một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử Việt Nam. - Giải thích được những khái niệm cơ bản như: “thông sử”, “lịch sử dân tộc”, “lịch sử thế giới”. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử. - Năng lực riêng: • Rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích,...sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.
• Phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, có tư duy phê phán, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 3. Phẩm chất - Yêu nước, nhân ái, trung thực. - Sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm. - Có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án (kế hoạch dạy học): dựa chắc trên cơ sở của Chương trình môn học, SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chấy của HS. - Thiết bị dạy học theo quy định tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử; một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn sưu tầm. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và hướng dẫn của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày chiếu cho HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.6; HS phát biểu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về hai hình ảnh. c. Sản phẩm học tập: Suy nghĩ, cảm nhận của HS về Hình 1, 2 SGK tr.6. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.6 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hai hình ảnh dưới đây gợi cho em những cảm nhận gì? + Em hãy chỉ ra một số cách thức trình bày lịch sử khác nhau mà em biết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.6, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời một số đại diện HS xung phong trả lời câu hỏi: + Những hình ảnh bên cho thấy sự khác biệt trong hoạt động sản xuất theo hai mô hình, phương thức truyền thống và hiện đại ở Việt Nam. + Để thể hiện sự thay đổi và phát triển sinh động của lịch sử, người ta chọn nhiều cách thức khác nhau như trưng bày những hình ảnh phù hợp, biên soạn các công trình, biên soạn các tác phẩm lịch sử,... - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS - GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Tương tự như vậy, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới cũng có thể được trình bày dưới nhiều hình thức. Vậy đối tượng, phạm vi, nội dung
cơ bản của mỗi hình thức đó là gì? Em có thể vận dụng những cách thức nào để trình bày một sản phẩm nghiên cứu lịch sử của mình? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề học tập – Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THÔNG SỬ VÀ LỊCH SỬ THEO LĨNH VỰC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách trình bày lịch sử truyền thống a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể. → Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS. b. Nội dung: Các cách trình bày lịch sử truyền thống: - Chuyện kể lịch sử (truyền miệng), vẽ tranh, tạo các hiện vật,... - Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội: phim ảnh, sân khấu hoá, tổ chức lễ hội,... - Tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu, biên soạn về lịch sử. c. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở các cách trình bày lịch sử truyền thống. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1, quan sát Hình 3-8 sách CĐHT tr. 7, 8 và trả lời câu hỏi: Hãy giới thiệu tóm tắt một số hình thức trình bày lịch sử truyền thống. 1. Một số cách trình bày lịch sử truyền thống - Thời cổ đại: + Thông tin lịch sử được thể hiện trên thẻ tre, vỏ cây, đất sét, da súc vật, đá, gỗ, kim loại,...