Content text Lớp 12. Đề thi cuối kì 1 (đề số 1) - Form mới 2025.docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Ag = 108. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho cấu tạo của một đoạn mạch trong phân tử polymer X: Tên gọi của polymer X là A. Polyvinyl chloride. B. (Polyvinyl) chloride. C. Poly(vinyl chloride). D. Poly(vinyl chloride). Câu 2. Thủy phân ester X (C 3 H 6 O 2 ) trong môi trường acid thu được ethyl alcohol. Tên gọi của X là A. ethyl formate. B. methyl acetate. C. methyl formate. D. ethyl acetate. Câu 3. Xà phòng có thành phần chính là A. muối sodium hoặc potassium của carboxylic acid. B. muối calcium hoặc magesnium của carboxylic acid. C. muối sodium hoặc potassium của acid béo. D. muối calcium hoặc magesnium của acid béo. Câu 4. Loại dầu nào sau đây không có thành phần chính là chất béo? A. Dầu lạc. B. Dầu vừng. C. Dầu dừa. D. Dầu luyn. Câu 5. Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucose là A. CH 2 OH(CHOH) 4 CHO. B. CH 2 OH(CHOH) 3 COCH 2 OH. C. CH 2 OH(CHOH) 4 COCH 3 . D. CH 2 OH(CHOH) 4 CH 2 OH. Câu 6. Để phân biệt tinh bột và cellulose có thể dùng phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng tráng bạc. B. Phản ứng thủy phân. C. Phản ứng với Cu(OH) 2 /OH – . D. Phản ứng màu với iodine. Câu 7. Dung dịch methylamine trong nước làm A. quì tím không đổi màu. B. quì tím hoá xanh. C. dung dịch phenolphtalein hoá xanh. D. dung dịch phenolphtalein hóa đỏ. Câu 8. Cho các câu sau: (a) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước. (b) Poly(methyl methacrylate) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua. (c) Tơ nilon-6,6 được tạo ra bằng phương pháp trùng hợp. (d) Vật liệu composite có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polymer thành phần. (e) Cao su thiên nhiên không dẫn điện và không tan trong xăng, benzene. Số nhận định không đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 9. Biện pháp nào sau đây không làm giảm thải rác thải nhựa? A. Tái chế và tái sử dụng đồ nhựa đã dùng. B. Khuyến khích sử dụng túi nylon. C. Mang theo túi đựng khi đi mua sắm. D. Sử dụng vật liệu phân hủy sinh học. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong tất cả các phân tử peptide, amino acid đầu C phải chứa nhóm NH 2 . B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino acid được gọi là liên kết peptide. C. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH là một đipeptide. D. Tripeptide có 3 liên kết peptide trong phân tử. Mã đề thi: 111
Câu 11. Đun nóng 25 gam dung dịch glucose nồng độ a% với lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của a là A. 25,92. B. 28,80. C. 14,40. D. 12,96. Câu 12. Polymer nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo? A. Polyisoprene. B. Nylon-6. C. Polybutadiene. D. Polyethylene. Câu 13. Chọn định nghĩa đúng về vật liệu composite? A. Vật liệu composite là những polymer có tính dẻo. B. Vật liệu composite là những polymer có tính đàn hồi. C. Vật liệu composite là loại vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có các tính chất tương tự so với vật liệu ban đầu. D. Vật liệu composite là loại vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có các tính chất vượt trội so với vật liệu ban đầu. Câu 14. Pin điện hoá là công cụ chuyển hoá năng (năng lượng phản ứng hoá học) thành A. động năng. B. thế năng. C. điện năng. D. quang năng. Câu 15. Cặp oxi hoá – khử thường chứa hai chất (hoặc ion) có cùng một nguyên tố hoá học nhưng có số oxi hoá khác nhau; dạng oxi hoá chứa nguyên tử của nguyên tố với số oxi hoá ...(1)... và dạng khử chứa nguyên tử của nguyên tố đó với số oxi hoá ...(2)... Thông tin phù hợp điền vào (1) và (2) lần lượt là A. cao hơn và thấp hơn. B. dương và âm. C. thấp hơn và cao hơn. D. âm và dương. Câu 16. Thế điện cực chuẩn của điện cực nào sau đây được quy ước bằng 0 và được gọi là điện cực so sánh? A. Hydrogen. B. Zinc. C. Copper. D. Silver. Câu 17. Cho các cặp oxi hoá − khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hoá − khử Li + /Li Mg 2+ /Mg Zn 2+ /Zn Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn, V –3,040 –2,356 –0,762 +0,799 Trong số các kim loại trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Mg. B. Zn. C. Ag. D. Li. Câu 18. Cho các cặp oxi hoá – khử và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hoá – khử Cu 2+ /Cu Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn (V) +0,34 –0,762 –0,44 +0,799 Pin có sức điện động chuẩn lớn nhất là A. Pin Zn – Cu. B. Pin Fe – Cu. C. Pin Cu – Ag. D. Pin Fe – Ag. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Vật liệu polymer đã và đang được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Với những ưu điểm vượt trội về tính chất, độ bền, ..., vật liệu polymer được ứng dụng rộng rãi trong đời sống làm vật liệu cách điện và đặc biệt là vật liệu xây dựng mới như: sơn chống thấm, bê tông siêu nhẹ, gỗ công nghiệp,... Các polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. a. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phản ứng điều chế polymer là: phản ứng trùng ngưng có tạo ra các phân tử nhỏ, còn trùng hợp thì không tạo ra phân tử nhỏ. b. Trùng hợp buta-1,3-diene thu được polymer có cấu trúc tương tự cao su tự nhiên. c. Poly(vinyl acetate) (PVA) được dùng chế tạo sơn, keo dán. Monomer dùng để trùng hợp tạo PVA là 23CHCHCOOCH . d. Nylon-6,6 được sử dụng phổ biến trong ngành dệt may và được điều chế từ phản ứng trùng ngưng. Câu 2. Mỗi phát biểu sau đây về tính chất hóa học của saccharose là đúng hay sai? a. Saccharose có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo dung dịch màu tím. b. Saccharose bị thủy phân trong môi trường acid, base hoặc xúc tác enzyme. c. Thủy phân hoàn toàn saccharose trong môi trường acid thu được glucose và fructose.
Từ 100 kg benzene và 32 m 3 ethylene (ở 25 o C, 1 bar), với hiệu suất mỗi quá trình (1), (2), (3) lần lượt là 60%, 55% và 60%. Khối lượng polymer A thu được là bao nhiêu kg? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.