Content text Hóa 6 - Bài 4 Vật liệu-Nhiên liệu-Nguyên liệu.docx
1 HÓA 6 - BÀI 4: VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU Phần A: Lý Thuyết I. VẬT LIỆU 1. Các vật liệu thông dụng - Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ đời sống. Quá trình tạo ra sản phẩm sẽ không có sự bị biến đổi tính chất của chất thành phần. Vật liệu có sẵn trong tự nhiên hoặc được con người tạo ra. Việc sử dụng vật liệu như thế nào, mục đích là gì? là do tính chất của vật liệu đó. - Dựa vào tính chất và mục đích sử dụng người ta phân loại vật liệu thành: vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu hóa học, vật liệu sinh học, vật liệu silicate ,vật liệu composite, vật liệu nano…. Ví dụ: xi măng, cát, đá… là vật liệu xây dựng; thép, gang, đồng, gỗ, cao su…là vật liệu cơ khí. - Đặc biệt vật liệu nano là vật liệu có kích cỡ rất nhỏ, cỡ nanomet. Ví dụ: Vật liệu nano bạc được ứng dụng trong y tế và các ngành chăn nuôi trồng trọt, chế biến lương thực, thực phẩm. 2. Các tính chất và ứng dụng của vật liệu - Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau. Cần dựa vào các tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn. Ví dụ: + Dây dẫn điện làm bằng kim loại cần được bọc nhựa cách điện để tránh bị điện giật khi tiếp xúc. + Nồi nấu bằng kim loại có quai bằng gỗ hoặc nhựa để tránh bị bỏng - Một vật dụng có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau (bát làm bằng sứ, thủy tinh, nhựa…) - Một loại vật liệu có thể làm ra nhiều vật dụng khác nhau (kim loại sắt làm nhà cửa, khung xe đạp, xe máy, nồi chảo…) * Các tính chất cơ bản của vật liệu Tính chất Vật liệu Cứng Dẻo Giòn Đàn hồi Dẫn điện, nhiệt tốt Dễ cháy Bị gỉ Bị ăn mòn Kim loại Cao su Nhựa Gỗ
2 Thủy tinh Gốm * Ứng dụng của vật liệu TT Vật liệu Tính chất Ví dụ 1 Kim loại Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, dễ bị gỉ Dây dẫn điện, cửa sổ bằng sắt… 2 Nhựa và Thủy tinh Không dẫn điện, dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ Vỏ bọc dây điện, ghế nhựa, lọ hoa... 3 Cao su Không dẫn điện, dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng, ít bị ăn mòn Quả bóng cao su, dây thun… 4 Gỗ Bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt Làm nhà, khung cửa, bản lề, ghế, tủ… 3. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững * Cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả: - Hạn chế sử dụng đồ nhựa. Không sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao, có thể thay bằng hộp thủy tinh hoặc bát đĩa bằng sành sứ, hạn chế trẻ em chơi đồ nhựa - Không nên để các đồ dùng cao su ở nhiệt độ cao. Khi sử dụng tránh để hóa chất dính vào cao su, không tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu làm biến chất, lão hóa cao su -Vật liệu bằng kim loại tránh để hoen gỉ bằng cách sơn hay bôi dầu mỡ…. - Nên sử dụng một số loại vật liệu thân thiện với môi trường như: gạch không nung, tấm panen đúc sẵn, mái che kính, cửa gỗ chống cháy,... - Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R: Reduce (giảm thiểu)- Reuse (tái sử dụng) – Recycle (tái chế) Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả sẽ bảo vệ sức khỏe con người và tiết kiệm để giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra sử dụng vật liệu mới giúp tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững. II. NHIÊN LIỆU 1. Các loại nhiên liệu. - Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Đó là gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng,...
4 + Con người đã nghiên cứu các nguồn nănng lượng tái tạo: thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học,... III. NGUYÊN LIỆU 1. Các loại nguyên liệu. Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo sản phẩm. Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,... - Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống. - Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho),... - Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thủy tinh,... - Từ dầu mỏ điều chế các hóa chất cơ bản, đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mĩ phẩm, các loại len, tơ,... 2. Tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng - Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hòa tan, phân hủy, ăn mòn,... - Dựa vào tính chất của nguyên liệu mà ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau. Ví dụ: Quặng đồng dùng để sản xuất đồng, một kim loại dẫn điện tốt, được sử dụng làm dây dẫn điện. Cát tạo với xi măng thành hỗn hợp kết dính nên được ứng dụng để tạo thành bê tông trong xây dựng. a. Đá vôi - Đá vôi (có thành phần chính là calcium carbonate) được dùng để: + Sản xuất vôi sống + Đập nhỏ để làm đường, làm bê tông + Chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,... - Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như đất sét, cát,...nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm hay đen,... - Người ta thường khai thác đá vôi ở những nơi đá vôi có ít tạp chất và thuận tiện cho việc vận chuyển. - Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ (Lạng Sơn, Ninh Bình…). b. Quặng - Quặng là loại đất đá chứa các chất có giá trị với hàm lượng lớn, được khai thác và chế biến thành các sản phẩm hữu dụng.