Content text Giáo án Địa 9 Kết nối tri thức- Phần 1.2.pdf
1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... BÀI 1: DÂN TỘC VÀ DÂN SỐ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam. - Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư - Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với GV và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: - Tìm hiểu địa lí: Khai thác tư liệu hình 1 để tìm hiểu và nhận xét sự gia tăng dân số nước ta. - Nhận thức khoa học địa lí: Khai thác thông tin trong bài học, tư liệu bảng 1.1, 1.2 để tìm hiểu về đặc điểm phân bố của các dân tộc Việt Nam và phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học và sưu tầm thông tin để mô tả đặc điểm phân bố các dân tộc tại nơi em sinh sống. 3. Phẩm chất
2 - Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu để mô tả đặc điểm phân bố các dân tộc tại nơi em sinh sống. - Yêu nước: thông qua nội dung về sự phân bố các dân tộc Việt Nam từ đó thêm tôn trọng, bảo tồn sự đa dạng văn hóa các dân tộc Việt Nam cũng như đồng tình, ủng hộ các chính sách dân số của Nhà nước và địa phương. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Địa lí). - Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Dân tộc và dân số - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Địa lí). - Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Dân tộc và dân số. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Chuyền bóng” c. Sản phẩm: HS lần lượt kể tên một vài dân tộc của Việt Nam. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS trò chơi “Chuyền bóng”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS lần lượt kể tên các dân tộc của Việt Nam mà em biết. + HS suy nghĩ đáp án trong 30 giây.
3 + Hết thời gian suy nghĩ, HS lần lượt truyền bóng cho nhau và nêu một đáp án. Những đáp án nêu sau không được trùng với đáp án đã có. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhận nhiệm vụ và suy nghĩ câu trả lời trong vòng 30 giây. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 HS nêu đáp án và tiếp tục chuyền bóng cho các bạn trong lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc (dân tộc Kinh, Mường, Thái, Êđê,...) cùng sinh sống trên lãnh thổ hình chữ S. + Mỗi dân tộc sẽ sinh sống ở từng vùng khác nhau. Các dân tộc nước ta phân bố rộng khắp và không đồng đều. 54 dân tộc Việt Nam - GV dẫn dắt HS vào bài học: Dân cư là nguồn lực đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế. Việc tìm hiểu dân tộc, dân số có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy các dân tộc nước ta có những đặc điểm