Content text 11 báo cáo sáng kiến toán thực tế 7.docx
BÁO CÁO SÁNG KIẾN SỬ DỤNG CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ TRONG MÔN TOÁN LỚP 7 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Hiện nay, chương trình giáo dục Toán ở nước ta đã và đang chuyển biến theo hướng gắn liền tri thức toán học với thực tiễn, quan tâm đến kỹ năng sử dụng các kiến thức toán học đã được học của HS. Có thể thấy điều đó qua mục tiêu của chương trình GDPT môn Toán mới được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/12/2018. Cụ thể, môn Toán hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi là năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện toán; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn. Giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn khoa học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn. Trong xu thế phát triển hội nhập của thời đại công nghiệp 4.0, việc đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay là hoàn toàn cần thiết. Chúng ta đang dịch chuyển từ giáo dục chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức và kỹ năng sang giáo dục chú trọng phát triển năng lực cho học sinh ở tất cả các môn học, trong đó có môn Toán. Người giáo viên dạy Toán ở các trường phổ thông cũng phải tự thay đổi để thích nghi với sự đổi mới; tuy nhiên họ cũng gặp không ít khó khăn nhất định. Thứ nhất, quan niệm về dạy học Toán gắn với thực tiễn của giáo viên là khác nhau; họ không biết tình huống dạy Toán học gắn với thực tiễn là những tình huống gắn với sự vật hiện tượng diễn ra trong thực tế hay chỉ trong nội bộ Toán học, hoặc chỉ trong mối quan hệ giữa Toán học và các môn học khác Thứ hai, hầu hết giáo viên đều dạy Toán theo đúng tinh thần của sách giáo khoa, mà trong sách giáo khoa hiện hành thì số lượng bài toán chứa nội dung thực tiễn, hay mô phỏng thực tiễn còn ít cả về số lượng cũng như không phủ hết nội dung kiến thức. Thứ ba, giáo viên ít nghiên cứu về lịch sử Toán nên thực sự họ cũng chưa thấy được nguồn gốc của Toán học, chưa thấy được nhu cầu phát sinh, phát triển của Toán học, chưa thấy được tư tưởng của phương pháp luận Toán học, sự cần thiết là dạy học các mối liên hệ giữa các chương, mục khác nhau, xem xét mối liên hệ giữa Toán học với các môn học khác và với thực tiễn. Hầu như giáo viên tiến hành soạn giảng dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và sách giáo khoa, sách tham khảo hiện hành.
Điểm tồn tại thứ tư của một số giáo viên dạy Toán hiện nay là chưa chú trọng đúng mức đến việc nghiên cứu bài học; ít có hoạt động thảo luận, hợp tác giữa các giáo viên về một vấn đề hoặc một tình huống dạy học cụ thể. Đa số học sinh còn yếu, chỉ một số ít học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Điều đó xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau: Khi HS giải một bài toán có nội dung thực tiễn, do năng lực tư duy kém nên học sinh chọn sai mô hình, dẫn đến không giải quyết được bài toán. Mặt khác do HS chưa có thói quen xây dưng và phân tích rõ ràng các mô hình toán học của bài toán thực tiễn. Trong quá trình giảng dạy môn toán tại trường THCS, tôi thấy đa số học sinh làm tính toán hay chứng minh rất tốt. Nhưng khi gặp các bài toán có nội dung thực tế học sinh lại sợ và không xác định được cách giải, không biết phải bắt đầu từ đâu. Với quan điểm đổi mới hiện nay thì các kiến thức toán gắn với thực tiễn trong sách hay các cuộc thi ngày càng nhiều. Vậy làm thế nào để học sinh để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập, làm thế nào để học sinh thấy thích học toán hơn hay làm thế nào để học sinh không sợ học toán nữa mà yêu thích học toán? Điều đó nảy sinh trong tôi những trăn trở. Có biện pháp gì để tạo hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo, vận dụng những gì đã học vào thực tiễn…? Do đây là một nội dung rất rộng gắn liền với rất nhiều lĩnh vực khoa học khác cũng như đối với thực tiễn cuộc sống. Do đó nội dung bài viết đề xuất một số biện pháp cơ bản đó là đưa ra một số biện pháp theo hướng tiếp cận này nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống cho HS phù hợp với mục tiêu của dạy học Toán ngoài việc phát triển năng lực toán học nói chung cần hướng tới việc phát triển tư duy, phát triển năng lực vận dụng Toán học vào giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS trong dạy học Toán ở THCS đáp ứng phần nào yêu cầu dạy học hiện nay. Làm rõ cách thức khai thác các chức năng của tình huống thực tiễn và tìm tòi được các ví dụ minh họa chức năng của tình huống thực tiễn mang tính mới; Những vấn đề nêu trên là tiền đề để định hướng chúng tôi thực hiện đề tài: Sử dụng các bài toán thực tế trong môn Toán lớp 7 nhằm phát huy năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018 Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng Toán học cho HS không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc hơn các kiến thức, củng cố các kĩ năng Toán học mà các em còn thấy được ý nghĩa, vai trò của môn Toán đối với các lĩnh vực khoa học khác cũng như đối với thực tiễn cuộc sống. Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng Toán học còn đặc biệt có ý nghĩa trong việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng tư duy cho HS những kĩ năng rất quan trọng đối với HS của bất cứ quốc gia nào trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Theo đó, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, giao các nhiệm vụ cụ thể cho học sinh. Học
sinh xuất hiện nhu cầu nhận thức, tự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mình để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua hoạt động học mà học sinh được rèn luyện kỹ năng phán đoán, kiểm nghiệm, điều ứng kiến thức vận dụng vào thực tiễn. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN. 1.1. Sử dụng các bài toán có nội dung thực tế trong hoạt động mở đầu Khi đưa các bài toán có nội dung thực tế ngay phần mở đầu giúp HS thấy được sự gần gũi của toán học với cuộc sống hàng ngày. Do đó tạo tâm thế thoải mái khi vào tiết học. Trong hoạt động này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo kết hợp giữa bài toán thực tế và hình ảnh thực tế với kiến thức bài học. Để học sinh thấy được nhu cầu cần giải quyết từ đó sẽ tập trung học bài để tìm câu trả lời. Và điều quan trọng sau khi học sinh học kiến thức xong GV phải quay lại bài toán mở đầu để HS vận dụng tìm ra câu trả lời. Ví dụ 1: Khi dạy bài: Lũy thừa của một số hữu tỉ - Toán 7. Tôi đưa ra bài tập. Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta có khoảng 71% diện tích bề mặt được bao phủ bởi nước. Nếu gom hết lượng nước trên Trái đất để đổ vào một chiếc hộp hình lập phương thì kích thước cạnh của bể phải lên đến 1111,34 km (Theo usgs.gov). Muốn biết lượng nước trên trái đất là bao nhiêu km khối, ta cần tính 1111,34 . 1111,34 . 1111,34. Biểu thức này có thể viết gọn dưới dạng lũy thừa giống như lũy thừa của một số tự nhiên mà các em đã học ở lớp 6 Vậy biểu thức đo được viết gọn như thế nào thì chúng ta sẽ tìm được câu trả lời trong bài học hôm nay. Ví dụ 2: Khi dạy bài: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác – Toán 7. GV đưa ra bài tập Đi theo đường thẳng hay đường gấp khúc ngắn hơn
Hs trả lời GV nhấn mạnh bài học hôm nay sẽ giúp các em vận dụng kiến thức toán học để giải thích đi theo đường nào nhanh hơn. Ví dụ 3. Khi dạy bài: Khái niệm hai tam giác đồng dạng – Toán 8, cho học sinh quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi