PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 26. Miễn trách nhiệm hình sự trong mối quan hệ với chức năng buộc tội của Viện kiểm sát – Ts. Nguyễn Văn Khoát.pdf

1 MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHỨC NĂNG BUỘC TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT Nguyễn Văn Khoát Tóm tắt Viện kiểm sát là một trong những cơ quan thực hiện chức năng buộc tội và áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để chứng minh trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, qua đó nhằm giải quyết các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Việc chứng minh trách nhiệm hình sự của người phạm tội bao gồm cả việc áp dụng các quy định về miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Như vậy, mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự với chức năng buộc tội của Viện kiểm sát là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, là mối quan hệ mật thiết, biện chứng. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả phân tích cơ sở và biểu hiện của mối quan hệ nói trên; đồng thời đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự có liên quan để đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về miễn trách nhiệm hình sự, qua đó góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chức năng buộc tội của Viện kiểm sát nhân dân. Từ khoá: miễn trách nhiệm hình sự, buộc tội, chức năng, Viện kiểm sát, mối quan hệ. 1. Một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự và chức năng buộc tội của Viện kiểm sát Thứ nhất, một số vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS). Đây là nguyên tắc có tính quy kết “đã phạm tội thì phải chịu TNHS”. Thuật ngữ “trách nhiệm” ở đây không dùng để chỉ nghĩa vụ mà công dân phải có với Nhà nước và xã hội mà nó được dùng để chỉ  Tiến sĩ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
2 hậu quả pháp lí bất lợi mà một người phải gánh chịu trước Nhà nước và xã hội vì họ đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện một tội phạm được quy định trong luật hình sự. Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý được đặt ra với hành vi phạm tội1 và là hậu quả mà chủ thể phải gánh chịu trước Nhà nước khi thực hiện hành vi phạm tội2 . Tuy nhiên, những nhận thức mới về TNHS cho rằng, hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm không chỉ thể hiện ở trách nhiệm cuối cùng của người người phạm tội trước Nhà nước (bị kết tội bằng bản án, bị tuyên hình phạt và phải mang án tích) mà còn được thể hiện cả ở việc bị truy cứu TNHS. Nói cách khác, chịu TNHS là phải chịu tất cả các hậu quả cho việc phạm tội mang lại và “TNHS (có khả năng) phát sinh ngay từ khi tội phạm được thực hiện và (sẽ) chấm dứt khi người phạm tội đã được xoá án tích”3 . Tác giả đồng thuận và tiếp nhận quan điểm nêu trên, bởi lẽ, khi có hành vi phạm tội xảy ra, Nhà nước có quyền truy cứu TNHS thông qua các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bằng cách áp dụng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Trong quá trình này, người phạm tội (cá nhân hoặc pháp nhân thương mại) có thể được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tuyên miễn TNHS, tức là không bắt họ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi mang tính hình sự nữa. Nếu không thừa nhận quan điểm về TNHS như trên thì sẽ không có cơ sở để giải thích các hoạt động của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát để xác định TNHS hoặc miễn TNHS đối với người phạm tội. Khái niệm miễn TNHS xuất phát từ khái niệm TNHS. Nếu TNHS phát sinh khi một người thực hiện hành vi được quy định trong BLHS trong tình trạng không mất năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thì chủ thể được miễn TNHS cũng là người đã thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một tội phạm được luật hình sự quy định nhưng vì có những căn cứ, điều kiện do luật hình sự quy định nên Nhà nước không buộc người đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nữa và 1 Lê Cảm (2019), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự - Phần chung, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.516. 2 Võ Khánh Vinh (Chủ biên, 2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.111. 3 Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên, 2022), Trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp hình sự khác, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.49.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.