Content text B31 (Sở Ninh Bình) - Bản viết tay.pdf
Lớp Sinh Thầy Thảo (🚩12 Đường số 1, P4, Q3) Liên hệ Zalo/: 0968.873.079 Chuyên luyện thi Y Dược, luyện thi lớp 10 Chuyên Sinh tại TP. HCM Trang 1/4 B31. SỞ NINH BÌNH – MÃ ĐỀ 0402 PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1: Trong quá trình phiên mã, nucleotide loại A trên mạch khuôn của gene liên kết với loại nucleotide nào trong môi trường nội bào? A. G. B. T. C. U. D. C. Câu 2: Hai loài cá sống trong một ao, chỉ sử dụng cùng một loài thực vật thuỷ sinh làm thức ăn. Giữa hai loài cá này có thể có mối quan hệ sinh thái nào sau đây? A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Kí sinh. D. Sinh vật ăn sinh vật. Câu 3: Trong giai đoạn cây lạc ra hoa, tạo quả cần nhiệt độ cao, độ ẩm cao, dinh dưỡng nhiều. Nếu một nhân tố không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến năng suất của lạc. Đây là ví dụ về quy luật A. tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái. B. tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. C. giới hạn sinh thái. D. tác động qua lại của các nhân tố sinh thái. Câu 4: Theo sơ đồ cây tiến hóa như hình bên, ếch và báo gấm không có đặc điểm chung nào sau đây? A. Hàm khớp, đi bằng 4 chân. B. Có lông, trứng có màng ối. C. Cột xương sống, hàm khớp. D. Cột xương sống, đi bằng 4 chân. Câu 5: Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gene là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa, F1 có 60% cá thể mang allele A. B. Nếu chỉ có tác động của dòng gene thì có thể làm tăng tần số allele a. C. Allele a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên. D. Nếu chỉ có tác động của phiêu bạt di truyền thì có thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể. Câu 6: Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam với mục đích làm thức ăn chăn nuôi, nhưng sau đó chúng thoát ra ngoài tự nhiên, trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp Việt Nam. Ốc bươu vàng là ví dụ về A. loài ưu thế. B. loài đặc trưng. C. loài chủ chốt. D. loài ngoại lai. Câu 7: Hình bên mô tả con đường chuyển hóa các chất liên quan đến bệnh X, Y ở người. Allele A quy định tổng hợp enzyme 1, allele B quy định tổng hợp enzyme 2, allele đột biến a, b không tổng hợp được enzyme. Thiếu chất B sẽ gây bệnh X, thiếu chất C sẽ gây bệnh Y. Các cặp allele di truyền phân li độc lập với nhau, không có đột biến mới xảy ra, trong cơ thể các chất B và C chỉ được tạo thành từ con đường chuyển hóa ở hình bên. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Có 5 kiểu gene quy định kiểu hình người bình thường. B. Có 2 kiểu gene quy định người chỉ bị bệnh Y. C. Người có kiểu gene AaBB sẽ biểu hiện kiểu hình bình thường. D. Người có kiểu gene aaBb sẽ biểu hiện triệu chứng cả hai bệnh.
Lớp Sinh Thầy Thảo (🚩12 Đường số 1, P4, Q3) Liên hệ Zalo/: 0968.873.079 Chuyên luyện thi Y Dược, luyện thi lớp 10 Chuyên Sinh tại TP. HCM Trang 2/4 Câu 8: Hội chứng Edward (trisomy 18) là một rối loạn di truyền nghiêm trọng, người bệnh có 3 NST số 18. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hội chứng Edward chỉ xảy ra ở nữ. B. Có thể phát hiện sớm thai nhi mắc hội chứng Edward bằng kĩ thuật chọc dò dịch ối. C. Có thể chữa khỏi bệnh nếu phát hiện ở giai đoạn phôi sớm. D. Đột biến gene là nguyên nhân gây hội chứng Edward. Câu 9: Theo quan điểm của Darwin, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là A. biến dị tổ hợp. B. biến dị cá thể. C. thường biến. D. đột biến gen. Câu 10: Hình bên mô tả sơ đồ công nghệ DNA tái tổ hợp. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. DNA tái tổ hợp được biến nạp vào tế bào nhận ở giai đoạn số 2. B. Cấu trúc số 3 là DNA tái tổ hợp. C. Vector được sử dụng trong hình bên là plasmid. D. Để nối DNA ngoại lai với vector cần sử dụng enzyme ligase. Câu 11: Gió, bão làm phát tán một số cá thể bọ rùa từ đất liền ra một hòn đảo ở cách xa, thành lập nên một quần thể mới có tần số allele khác biệt so với quần thể gốc ở đất liền. Đây là ví dụ về A. phiêu bạt di truyền. B. đột biến. C. dòng gene. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 12: Trên mạch khuôn thuộc vùng mã hóa của gene mã hoá protein ở sinh vật nhân sơ có bộ ba là 5'-GCT-3' thì trình tự của anticodon trên phân tử tRNA tương ứng là A. 5'-CGA-3'. B. 3'-GCU-5'. C. 5'-GCU-3'. D. 3'-CGA-5'.
Lớp Sinh Thầy Thảo (🚩12 Đường số 1, P4, Q3) Liên hệ Zalo/: 0968.873.079 Chuyên luyện thi Y Dược, luyện thi lớp 10 Chuyên Sinh tại TP. HCM Trang 3/4 Câu 13: Phả hệ hình dưới mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một gene có 2 allele quy định. Biết người số 3 không mang allele gây bệnh. Bệnh được quy định bởi A. gene trội nằm trên NST thường. B. gene lặn nằm trên NST thường. C. gene lặn nằm trên NST X. D. gene trội nằm trên NST X. Câu 14: Nồng độ Ca2+ trong tế bào lông hút là 2 mmol/L, trong đất là 1 mmol/L. Cây sẽ hút Ca2+ bằng cơ chế A. khuếch tán. B. thụ động. C. chủ động. D. thẩm thấu. Câu 15: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh? A. Độ ẩm. B. Vật kí sinh. C. Ánh sáng. D. Nhiệt độ. Câu 16: Trong vùng mã hóa của gene mã hoá protein ở sinh vật nhân thực, trình tự nucleotide không mã hóa amino acid là A. intron. B. promoter. C. exon. D. operator. Câu 17: Pha sáng của quang hợp cung cấp cho pha tối những sản phẩm nào sau đây? A. ATP và NADPH. B. ATP và NADH. C. ATP và CO2. D. ATP và O2. Câu 18: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây thuộc bằng chứng sinh học phân tử? A. Xác sinh vật trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. B. Xương tay của người tương đồng với chi trước của mèo. C. Tất cả tế bào ở các sinh vật đều có cấu trúc chung. D. Hầu hết các sinh vật chúng có mã di truyền.