Content text đáp án Đề ôn luyện 12.pdf
https://youtube.com/live/8CUPQUwh9vI?feature=share Câu 81: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Cacbon. B. Nitơ. C. Molipiden. D. Oxi. Câu 81: Đáp án C. Giải thích: Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây gồm: - Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg. - Nguyên tố vi lượng gồm: , Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn. Câu 82: Ở ếch, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua A. da và phổi. B. hệ thống ống khí. C. phổi. D. da. Câu 82: Đáp án A. Giải thích: Hô hấp qua bề mặt cơ thể Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng hệ thống ống khí Hô hấp bằng phổi Vừa hô hấp bằng phổi, vừa hô hấp bằng da Đại diện Động vật đơn bào và đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) Cá, thân mềm, chân khớp Côn trùng Bò sát, chim, thú Lưỡng cư Ví dụ Giun đất, Sán lá gan, Sán lợn.. Trai, Ốc, Tôm, Cua. Châu chấu, cào cào. Rắn, thằn lằn, cá sấu, chim sẻ, chim đại bàng, hổ, trâu,.. Ếch, nhái Câu 83: Phiên mã là quá trình tổng hợp? A. prôtêin B. ARN C. axit amin D. ADN. Câu 83: Đáp án B. Giải thích: Phân biệt các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử như sau: Nhân đôi ADN (nhân đôi NST) Phiên mã (tổng hợp ARN) Dịch mã (tổng hợp chuỗi polipeptit) Xét gen trong nhân Trong nhân tế bào Trong nhân tế bào Trong tế bào chất Xét gen ngoài nhân (ti thể hoặc lục lạp) Trong tế bào chất Trong tế bào chất Trong tế bào chất Câu 84. Dạng đột biến nào sau đây có thể xảy ra giữa hai NST không tương đồng? A. Đảo đoạn NST. B. Lặp đoạn NST. C. Mất đoạn. D. Chuyển đoạn NST. Câu 84: Đáp án D. vì nếu chuyển đoạn giữa 2 NST thì sẽ xảy ra giữa 2 NST. Còn đảo đoạn thì chỉ xảy ra trong 1 NST; Lặp đoạn chỉ xảy ra trong 1 NST. Mất đoạn thì cũng chỉ xảy ra trong 1 NST. VỀ ĐÍCH 2024: TS. PHAN KHẮC NGHỆ ĐỀ ÔN TẬP SỐ 12 THI VÀO NGÀY 23/5/2024 Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
C sai. Vi khuẩn phản nitrat hóa làm giảm nồng độ đạm trong đất. D sai. Vì nước được luân chuyển theo vòng tuần hoàn vật chất. Câu 96: Đáp án A. Câu 97. Thành tựu nào sau đây không phải ứng dụng của công nghệ gen? A. Tạo cừu sản sinh prôtêin người trong sữa. B. Tạo ra cây pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua. C. Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp - carôten. D. Tạo giống cây bông có khả năng kháng sâu hại. Câu 97: Đáp án B. Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. Công nghệ gen tác động vào gen. Tạo ra cây pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua là ứng dụng của công nghệ tế bào, không phải công nghệ gen. Câu 98: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Độ ẩm. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Cạnh tranh khác loài. D. Vật kí sinh Câu 98: Đáp án A. Câu 99. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. nơi ở. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 99: Đáp án C. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là ổ sinh thái. Câu 100. Năm 2011, một lượng lớn hạt nhân phóng xạ đã được thải ra môi trường do sự cố nhà máy điện hạt nhân, trong đó 137Cs là nguyên tố phóng xạ nguy hiểm nhất, có khả năng lan truyền trực tiếp từ nhà máy điện đến khu rừng bên cạnh. Ban đầu, 137Cs được giữ lại trên bề mặt thực vật, sau đó được thấm vào đất do sự rụng lá hoặc do bị rửa trôi bởi mưa. Trong lòng đất, nguyên tố phóng xạ này liên kết với các vật liệu hữu cơ hoặc liên kết với các hạt khoáng mica, làm cho sự hấp thu cesium từ rễ của thực vật có mạch trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, một số loài nấm (nguồn thức ăn của sinh vật phân giải) vẫn có khả năng tích lũy 137Cs. Ba biểu đồ dưới đây thể hiện sự thay đổi về hàm lượng 137Cs được tích luỹ trong quần thể của các loài châu chấu, nhện và giun đất trong vòng 3 năm sau khi sự cố rò rỉ phóng xạ xảy ra. Thứ tự mỗi đồ thị A, B, C tương ứng với 3 loài trên lần lượt là ? A. Hình A-Nhện ; Hình B- Châu Chấu; Hình C- Giun. B. Hình A- Giun; Hình B -Nhện; Hình C- Châu Chấu. C. Hình A- Châu Chấu; Hình B-Nhện; Hình C- Giun. D. Hình A- Nhện; Hình B- Giun; Hình C- Châu Chấu. Câu 100: Đáp án A. Giun là động vật phân giải sử dụng nấm làm thức ăn, mà nấm có khả năng tích lũy 137Cs, cho nên tốc độ loại thải chất phóng xạ của quần thể giun là chậm nhất trong 3 loài biểu đồ C là của loài giun. - Châu chấu là động vật ăn thực vật, mà thực vật có mạch gặp khó khăn trong việc hấp thu 137Cs, cho nên nguồn thức ăn của châu chấu ít bị nhiễm độc phỏng xạ tố cđộ loại thải chất phóng xạ của quần thể châu chấu là tương đối cao → biểu đồ B là của loài châu chấu - Nhện sử dụng cả châu chấu và giun làm thức ăn, do đó tốc độ loại thải chất phóng xạ của quần thể nhện là trung gian giữa hai quần thể còn lại biểu đồ A là của nhện. Câu 101. Nguyên nhân trực tiếp điều tiết độ đóng mở của khí khổng là: A. Nhiệt độ. B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. C. Ánh sáng. D. Lượng hơi ẩm có trong không khí. Câu 101: Đáp án B.
Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Vì: - Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hạt đậu có thành phía trong dày hơn, thành phía ngoài mỏng hơn. Hai tế bào có thành phía trong quay vào nhau. - Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ khí mở ra, hơi nước thoát ra. Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng lại làm lỗ khí đóng lại, hơi nước không thể thoát ra. Câu 102. Ở loài động vật nào sau đây, máu rời khỏi tâm thất luôn là máu đỏ thẩm? A. Bò rừng. B. Rắn. C. Cá chép. D. Ếch đồng. Câu 102: Đáp án C. Cá chép là loài có tim 2 ngăn, tuần hoàn đơn. Cho nên máu rời khỏi tâm thất luôn là đỏ thẩm. Ở cá chép; tâm thất bơm máu len động mạch mang, sau đó đến mao mạch mang để thực hiện trao đổi khí làm cho máu đỏ thẩm thành máu đỏ tươi. Câu 103. Nồng độ chất tan nào dưới đây đóng góp vai trò lớn nhất trong việc tạo ra áp suất thẩm thấu của máu người? A. Prôtêin và urê. B. Glucôzo và protein. C. NaCl và glucôzơ. D. Urê và glucôzơ. Câu 103: Đáp án C. Áp suất thẩm thấu cảu máu của người phụ thuộc chủ yếu vào nồng đô NaCl và glucôzơ. Do đó, ăn mặn thì có áp suất thẩm thấu cao; bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì có áp suất thẩm thấu cao. Câu 104. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? A. Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ 3’. B. Enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới. C. Trên mỗi phân tử ADN chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi. D. ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau. Câu 104: Đáp án A. Chiều tổng hợp mạch mới: 5’ 3’. Quá trình nhân đôi cần nhiều loại enzim, trong đó enzim ADN polimeraza không có khả năng tháo xoắn ADN mẹ. A đúng. Vì enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ - 3’. C sai. Vì trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi. B sai. Vì ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn ADN, đây là nhiệm vụ của các enzyme tháo xoắn. D sai. Vì ADN ti thể và ADN trong nhân có số lần nhân đôi khác nhau. Câu 105. Hạt phấn cây cam không thụ phấn được cho cây quýt dù trồng chung trong một khu vườn và ra hoa cùng mùa, đây là ví dụ về kiểu cách ly sinh sản nào? A. cách ly tập tính. B. cách ly cơ học. C. cách ly nơi ở. D. cách ly mùa vụ. Câu 105: Đáp án B. Câu 106. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG*HIKM bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ADCBEFG*HIKM. Dạng đột biến này làm thay đổi đặc điểm cấu trúc nào của NST? A. Thành phần gen trên NST. B. Số lượng gen trên NST. C. Trật tự các gen trên NST. D. Kích thước của NST. Câu 106: Đáp án C. So sánh thành phần và số lượng gen của NST sau đột biến với NST trước đột biến, chúng ta biết được đây là đột biến đảo đoạn NST (đoạn BCD bị đảo). Vì là đảo đoạn, cho nên đáp án C. Câu 107: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. (3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. (4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 107. Tất cả đều đúng. Đáp án C. Giải thích: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, các phát biểu đúng: (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. (3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. (4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.