Content text ĐỀ SỐ 22 - BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA BGD NĂM 2025 - MÔN HÓA HỌC.docx
ĐỀ PHÁT TRIỂN MINH HỌA (Đề thi có… trang) ĐỀ SỐ 22 KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108. I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tên gọi của quá trình chuyển hóa chất béo thành xà phòng trong môi trường kiềm là gì? A. Este hóa. B. Trung hòa. C. Xà phòng hóa. D. Thủy phân. Câu 2. Chất nào sau đây là một ester, thường được sử dụng làm hương liệu trong thực phẩm? A. CH₃COOH B. C₂H₅OH C. CH₃COOC₂H₅ D. CH₃COONa. Câu 3. Dung dịch methylamine (CH₃NH₂) làm quỳ tím chuyển sang màu nào? A. Đỏ B. Xanh C. Không đổi màu D. Vàng Câu 4. Trong môi trường acid, nhóm amine (-NH₂) trong amino acid có xu hướng: A. Mất proton (H⁺) B. Nhận proton (H⁺) C. Không thay đổi D. Bị oxi hóa Câu 5. Một nhà máy sản xuất hơi nước sử dụng nước từ sông để cung cấp cho nồi hơi. Sau một thời gian vận hành, người ta phát hiện bên trong nồi hơi xuất hiện nhiều lớp cáu cặn, gây giảm hiệu suất truyền nhiệt và có nguy cơ làm hỏng thiết bị. Để khắc phục tình trạng này, phương pháp nào sau đây là phù hợp và hiệu quả nhất? A. Đun sôi nước trước khi đưa vào nồi hơi để loại bỏ muối Ca(HCO 3 ) 2 . B. Dùng dung dịch H 2 SO 4 để hòa tan cáu cặn trong nồi hơi. C. Sử dụng hệ thống trao đổi ion để làm mềm nước trước khi đưa vào nồi hơi. D. Thêm NaCl vào nước để hạn chế sự hình thành cáu cặn. Câu 6. Một học sinh xây dựng các bước thực hiện thí nghiệm như sau: Bước 1: Cắt một miếng Na bằng hạt đậu. Bước 2: Cho miếng kim loại Na vào cốc thuỷ tinh chứa 200 mL dung dịch HCl 0,1M. Bước 3: Cho vài giọt dung dịch quỳ tím vào ống nghiệm. Học sinh đưa ra ba nhận định sau: (1️) Miếng Na nổi trên dung dịch vì kim loại Na có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. (2️) Miếng Na chuyển động trên bề mặt dung dịch vì khí H₂ sinh ra tạo áp lực đẩy kim loại. (3️) Sau bước 3, dung dịch làm đổi màu quỳ tím sang xanh vì có NaOH tạo thành. Hãy đánh giá tính chính xác của từng giả thuyết. A. Cả ba nhận định đều đúng. B. Chỉ có (1) và (2) đúng, (3) sai. C. Chỉ có (1) đúng, (2) và (3) sai. D. Cả ba nhận định đều sai. Câu 7. Trong ngành thực phẩm, glutamic acid (HOOC-CH₂-CH₂-CH(NH₂)-COOH) được sử dụng làm chất điều vị (bột ngọt - MSG). Khi hòa tan vào nước, glutamic acid có thể tồn tại dưới nhiều dạng ion khác nhau tùy vào pH. Ở pH ≈ 7 (môi trường nước súp), dạng chủ yếu của glutamic acid là A. H₂N-CH₂-CH₂-CH(NH₂)-COOH B. H₃N⁺-CH₂-CH₂-CH(NH₂)-COO⁻ C. H₂N-CH₂-CH₂-CH(NH₂)-COO⁻ D. H₃N⁺-CH₂-CH₂-CH(NH₃⁺)-COO⁻ Câu 8. Một bệnh viện cần pha 5 kg nước muối sinh lý 0,9% để rửa vết thương. Khối lượng muối ăn cần dùng là A. 45 g B. 9 g C. 18 g D. 36 g Mã đề:
Câu 9. Trên bề mặt đồ trang sức bằng silver (Ag) thường xuất hiện một lớp màu đen xám. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là A. Ag bị ăn mòn điện hóa trong môi trường không khí ẩm. B. Ag phản ứng với khí H₂S trong không khí, tạo thành Ag₂S. C. Ag bị oxi hóa bởi oxy trong không khí, tạo thành Ag₂O. D. Ag bị tác động bởi độ ẩm và nhiệt độ, làm thay đổi màu sắc tự nhiên. Câu 10. Giáo viên giao nhiệm vụ cho một nhóm học sinh xác định tính cứng của một mẫu nước. Nhóm học sinh đã thực hiện hai thí nghiệm và ghi nhận kết quả như sau: Ống nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng quan sát được 1 Đun sôi mẫu nước trong 30 giây Xuất hiện kết tủa X 2 Thêm 1 mL dung dịch BaCl 2 0,1M Xuất hiện kết tủa Y Dựa trên kết quả thu được từ hai thí nghiệm, học sinh đưa ra các nhận định về tính cứng của mẫu nước như sau: (1). Mẫu nước có tính cứng tạm thời. (2). Mẫu nước có tính cứng vĩnh cửu. (3). Mẫu nước có tính cứng toàn phần. (4). Mẫu nước không có tính cứng (nước mềm). Nhận định đúng là A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 11. Một chai nước mắm khi để mở nắp trong thời gian dài thường có mùi khai khó chịu. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là gì? A. Nước mắm hấp thụ khí CO₂ trong không khí tạo thành carbonic acid. B. Nước mắm bị vi khuẩn phân hủy protein, sinh ra ammonia (NH₃) có mùi khai. C. Nước mắm bị oxi hóa tạo ra giấm ăn (acetic acid). D. Nước mắm bị hòa tan với hơi nước làm giảm nồng độ và có mùi lạ. Câu 12. Trong số các chất sau: Aluminum (Al), Iron (Fe), Copper (Cu), Steel (thép), Stainless Steel (inox), Gold (Au), Silver (Ag), Cast Iron (gang), có bao nhiêu chất là kim loại nguyên chất? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 13. Trong đời sống hằng ngày, người ta thường tráng một lớp kẽm lên bề mặt sắt để làm gì? A. Bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn. B. Làm đẹp bề mặt sắt. C. Tăng độ cứng cho sắ. D. Giúp sắt dẫn điện tốt hơn. Câu 14. Trong quá trình mạ điện, một kỹ thuật viên nhúng một tấm zinc (Zn) có khối lượng 15,625 gam vào 300 mL dung dịch CuSO₄ 0,2M. Sau một thời gian, lấy tấm Zn ra, rửa sạch, sấy khô và cân lại thấy khối lượng giảm 0,640 gam. Khối lượng Cu bám vào tấm Zn là bao nhiêu gam? (Giả sử toàn tộ lượng Cu sinh ra đều bám hết vào thanh Zn). A. 0,640 gam. B. 0,512 gam. C. 0,320 gam. D. 0,960 gam. Câu 15. Một học sinh thực hiện thí nghiệm xác định độ pH của đất bằng cách: lấy một lượng đất, hòa vào nước, sau đó lọc lấy dung dịch và đo pH bằng máy đo, thu được giá trị pH là 4,52. Học sinh đã phát biểu như sau: (1). Đất có tính chua do chứa nhiều acid HCl. (2). Loại đất này không phù hợp để canh tác với tất cả các loại cây trồng. (3). Độ pH của đất càng thấp thì tính acid càng cao. (4). Có thể bón vôi tôi để giảm độ chua của đất.
Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Trong cơ thể người, carbohydrate có vai trò chính nào sau đây? A. Cấu tạo màng tế bào và dự trữ năng lượng dài hạn. B. Cung cấp năng lượng nhanh chóng cho các hoạt động sống. C. Là thành phần chính của nhân tế bào và enzyme. D. Tham gia vào quá trình vận chuyển oxygen trong máu. Câu 17. Tại sao methylamine (CH₃NH₂) có tính base mạnh hơn aniline (C₆H₅NH₂)? A. Do nhóm -CH₃ trong methylamine đẩy electron làm tăng mật độ electron trên nguyên tử N, trong khi nhóm -C₆H₅ trong aniline hút electron làm giảm mật độ electron trên N. B. Do methylamine có khả năng tan tốt hơn trong nước so với aniline. C. Do aniline có liên kết đôi trong vòng benzene, làm cho nguyên tử N bị "bão hòa" electron. D. Do methylamine có khối lượng phân tử nhỏ hơn nên hoạt động mạnh hơn. Câu 18. Theo QCVN 01-1:2018/BYT, hàm lượng manganese (Mn) tối đa cho phép trong nước sinh hoạt không được vượt quá 0,3 mg/L. Một mẫu nước chứa Mn 2+ với nồng độ chưa xác định. Để đánh giá hàm lượng manganese trong 5 m³ mẫu nước trên, người ta tiến hành tách loại manganese bằng cách sử dụng 50 gam KMnO₄ để oxy hóa toàn bộ Mn²⁺ thành MnO₂ kết tủa theo phản ứng: 3Mn 2+ + 2MnO 4 - + 2H 2 O → 5MnO 2 + 4H + Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và toàn bộ MnO₂ được loại bỏ. Hàm lượng manganese trong mẫu nước này cao gấp bao nhiêu lần so với ngưỡng cho phép? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) A. 12 B. 15 C. 17 D. 20 PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg²⁺, Pb²⁺, Fe³⁺… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để xử lý sơ bộ nước thải và giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta thường sử dụng dung dịch Ca(OH)₂. a. Dung dịch Ca(OH)₂ có khả năng kết tủa nhiều ion kim loại nặng dưới dạng hydroxide không tan. b. Việc sử dụng Ca(OH)₂ giúp làm tăng nồng độ các ion kim loại nặng trong nước thải. c. Nước thải công nghiệp chứa các ion kim loại nặng không những gây ô nhiễm môi trường mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Nếu tiếp xúc hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong thời gian dài, chúng có thể gây ngộ độc, tổn thương gan, thận, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác. d. Ngoài Ca(OH)₂, dung dịch NH₃ cũng có thể được sử dụng để xử lý sơ bộ nước thải công nghiệp, vì NH₃ có khả năng kết tủa hoàn toàn các ion kim loại nặng như Hg²⁺, Pb²⁺, Fe³⁺. Câu 2. Một nhà sản xuất nước giải khát muốn tạo ra một loại đồ uống có hương dứa tự nhiên bằng cách sử dụng ethyl butyrate. Tuy nhiên, sau một thời gian bảo quản, sản phẩm bị mất mùi thơm và xuất hiện vị chua nhẹ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ethyl butyrate bị thủy phân, tạo ra các sản phẩm, trong đó có butyric acid. a. Phương trình phản ứng thủy phân ethyl butyrate trong môi trường acid là CH 3 CH 2 CH 2 COOCH 2 CH 3 + H 2 O CH 3 CH 2 CH 2 COOH + CH 3 CH 2 OH b. Để đảm bảo hương thơm bền vững trong thời gian dài, cần bảo quản sản phẩm trong điều kiện mát mẻ, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; giữ pH ổn định ở mức trung tính hoặc hơi acid nhẹ nhưng không quá thấp; sử dụng bao bì kín, chống thấm nước và chống oxy hóa. c. Việc thay thế ethyl butyrate bằng isoamyl acetate có thể giúp khắc phục tình trạng mất mùi thơm và vị chua của sản phẩm.
d. Một phương pháp tự nhiên để tạo mùi thơm cho thực phẩm là sử dụng tinh dầu tự nhiên, chiết xuất từ trái cây hoặc lên men tự nhiên, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Câu 3. Khi phân tích mẫu nước tại bãi chôn lấp rác thu được kết quả sau: Các chỉ tiêu Hàm lượng nước ở bãi rác Tiêu chuẩn cho phép pH 7,71 – 7,88 5,50 – 9,00 NH 4 + (mg/lít) 22,3 - 200 1,0 CN – (mg/lít) 0,012 0,100 Theo kết quả phân tích, ta thấy hàm lượng ion ammonium (NH 4 + ) trong nước ở bãi rác quá cao so với tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, cần xử lý ion ammonium (NH₄⁺) trong nước ở bãi rác trước khi thải ra môi trường. a. Hàm lượng NH₄⁺ cao gây ô nhiễm nguồn nước, làm suy giảm chất lượng nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Do đó, cần chuyển NH₄⁺ thành ammonia, sau đó chuyển tiếp thành nitrogen không độc trước khi thải ra môi trường. b. Hàm lượng ion ammonium (NH₄⁺) trong nước tại bãi rác chôn lấp cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp 200 lần. c. Nếu hàm lượng NH₄⁺ tối đa là 200 mg/lít và sau khi xử lý còn lại 1 mg/lít, hiệu suất xử lý là 85%. d. Chỉ tiêu pH và hàm lượng cyanide (CN⁻) đều nằm trong giới hạn cho phép, nên sự hiện diện của NH₄⁺ với nồng độ cao không gâyảnh hưởng đến chất lượng nước, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Câu 4. Trong đời sống hằng ngày, nhiều loại nhựa được sử dụng để sản xuất chai đựng nước, hộp đựng thực phẩm, túi nylon,… Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. a. Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) có độ bền cơ học cao, không thấm khí và nước nên thường được sử dụng để sản xuất chai đựng nước uống và hộp đựng thực phẩm. b. PVC (Polyvinyl chloride) là loại nhựa an toàn và được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất hộp nhựa đựng thực phẩm và chai đựng nước uống. c. Một trong những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhựa là sử dụng túi vải, túi giấy thay thế cho túi nylon dùng một lần. d. Nhựa PP (Polypropylene) có khả năng chịu nhiệt cao hơn PET, an toàn với thực phẩm và có thể dùng trong lò vi sóng. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 . Câu 1. Có bao nhiêu đồng phân alcohol C 4 H 10 O 2 có thể tham gia phản ứng với Cu(OH)₂ tạo dung dịch xanh lam? Câu 2. Lactose là một loại đường đôi có trong sữa, khi gặp enzyme lactase, lactose bị thủy phân thành hai monosaccharide là glucose và galactose. Cho công thức phân tử của lactose sau: Lactose Tổng số nguyên tử trong một phân tử lactose và các sản phẩm thủy phân của nó là bao nhiêu? Câu 3. Cho các phát biểu sau: (1). Sulfur có thể tác dụng với kim loại và phi kim để tạo ra các hợp chất khác nhau. (2). Khí H 2 S có mùi trứng thối, tan tốt trong nước và có tính oxi hóa mạnh. (3). Sulfuric acid (H 2 SO 4 ) đặc có thể hóa giấy, đường và các hợp chất hữu cơ thành than. (4). Khi đốt sulfur trong không khí, sản phẩm chính thu được là SO 3 .