PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề 6 - Luyện tâp thi thử ĐGNL ĐHQG TP HCM - 2024 - Địa Lí - GV.docx

Trang 63 / 67 KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024 CẤU TRÚC BÀI THI Phần 3: Giải quyết vấn đề 3.1. Hóa học 10 71 - 120 3.2. Vật lý 10 3.3. Sinh học 10 3.4. Địa lý 10 3.5. Lịch sử 10 Phần 3. Giải quyết vấn đề (50 câu) Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc năm lĩnh vực, gồm ba lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và hai lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử): Nội dung Mô tả Lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lí, sinh học) Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến ba lĩnh vực khoa học tự nhiên: hóa học, vật lý, sinh học. Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về hóa học, vật lí, sinh học thông qua dữ kiện được cung cấp trong các bài đọc và kiến thức đã học; đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức phổ thông để giải quyết các vấn đề liên quan. Lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử) Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá khả năng hiểu kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội: địa lý, lịch sử. Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về địa lý, lịch sử thông qua dữ kiện được cung cấp trong các bài đọc, kiến thức đã học hoặc kiến thức thực tế; năng lực áp dụng các kiến thức phổ thông để giải quyết các vấn đề liên quan. ĐỀ THI MẪU SỐ 6 THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC MỞ XEM NỘI DUNG BÊN TRONG KHI CHƯA CÓ HIỆU LỆNH CỦA CÁN BỘ COI THI
Trang 63 / 67 PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 90. Màu vàng xuất hiện trong biểu tượng ASEAN biểu hiện cho A. ổn định. B. hoà bình. C. thuần khiết. D. thịnh vượng. Hướng dẫn giải: - Màu vàng xuất hiện trong biểu tượng ASEAN biểu hiện cho thịnh vượng. - Các đáp án khác: + Màu xanh: biểu hiện cho sự hoàn bình và ổn định. + Màu trắng: biểu hiện cho sự thuần khiết. Câu 91. Quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hiện nay là A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. C. Cô-lôm-bi-a. D. Bra-xin. Hướng dẫn giải: Quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hiện nay là Bra-xin. Theo số liệu năm 2021 của FAOSTAT: - Bra-xin chiếm 30,3% giá trị xuất khẩu cà phê trên thế giới. - Đứng thứ 2 là Việt Nam chiếm 20,7% giá trị xuất khẩu cà phê trên thế giới. - Đứng thứ 3 là Cô-lôm-bi-a, chiếm 9,7% giá trị xuất khẩu cà phê trên thế giới. - Đứng thứ 4 là In-đô-nê-xia, chiếm 5,5% giá trị xuất khẩu cà phê trên thế giới. Câu 92. Tại Trung Quốc, lúa mì được trồng nhiều ở A. Hoa Nam, Hoa Bắc. B. Đông Bắc, Hoa Trung. C. Hoa Bắc, Đông Bắc. D. Hoa Trung, Hoa Nam. Hướng dẫn giải: - Khu vực phía Bắc Trung Quốc có khí hậu mang tính khô và lạnh, rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của lúa mì nên được trồng nhiều ở đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc. - Đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam có khí hậu nóng ẩm, thích hợp với sự phát triển của lúa gạo.
Trang 63 / 67 Câu 93. Ở vùng đất ngập nước, đất dễ có nguy cơ bị A. glây hoá. B. mùn hoá. C. alit hoá. D. hoang mạc hoá. Hướng dẫn giải: - Quá trình glây hoá: + Xảy ra ở vùng đất ngập nước lâu ngày, chứa nhiều hữu cơ và xảy ra mạnh hơn khi thành phần cơ giới là đất thịt nặng hay đất sét. + Thực chất đây là quá trình khử sinh học của xác hữu cơ + sắt + vi sinh vật. + Bản chất là sự khử sắt xảy ra khi sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện môi trường yếm khí, có cả sự tham gia của vi khuẩn yếm khí. - Các quá trình khác: + Hoang mạc hoá: xảy ra ở vùng đất khô cằn, khí hậu khô nóng. + Mùn hoá: quá trình phân giải chất hữu cơ để tổng hợp thành mùn cho đất. + Alit hoá: xảy ra ở khu vực mưa nhiều, độ ẩm lớn nhưng độ bốc hơi thấp. Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 118: EU nhập khẩu hơn 160 tỷ USD các mặt hàng nông sản mỗi năm, trong đó khoảng 4% từ Việt Nam. Mặc dù, thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ngành hàng nông sản Việt, với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/ năm, chiếm tỷ trọng 15% tổng giá trị nông sản cả nước, tuy nhiên với 4% thị phần, cho thấy giá trị và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU vẫn ở mức thấp so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, cũng như nhu cầu nhập khẩu của EU. Tại Việt Nam, phương thức nuôi trồng và thực tiễn sản xuất vẫn chưa phù hợp để đáp ứng được các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn, tuân thủ các quy trình theo chuẩn quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc phương pháp sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến..., dẫn tới chi phí tuân thủ bị gia tăng, tạo áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam.  [...] Tương tự như vậy, một số doanh nghiệp mới chỉ chú trọng tới số lượng xuất khẩu, chưa thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu. Vì vậy, việc quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay đối với các mặt hàng nông sản của nước ta. [...] Để nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào thị trường EU, được đánh giá là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thì buộc nông sản Việt Nam phải bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, áp dụng phương thức trồng trọt theo các tiêu chuẩn như VietGAP, Global GAP.
Trang 63 / 67 (Nguồn: ttps://moit.gov.vn/) Câu 115. Theo bài viết, mỗi năm EU nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Việt Nam với trị giá A. 640 tỉ USD. B. 6,4 tỉ USD. C. 5,5 tỉ USD. D. 160 tỉ USD. Hướng dẫn giải: Việt Nam chiếm 4% trong tổng trị giá 160 tỉ USD nhập khẩu của EU. => Việt Nam chiếm: 160 × 4% = 6,4 (tỉ USD). Câu 116.  Theo bài viết, áp lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam đến từ việc phải tăng chi phí cho A. nhập ngoại các nguyên liệu. B. duy trì mặt bằng nhà máy. C. quảng bá thương hiệu sản phẩm. D. thay đổi công nghệ để đáp ứng đầu ra. Hướng dẫn giải: Theo đoạn 2 của bài viết, ta thấy: Để đáp ứng được các tiêu chuẩn, tuân thủ các quy trình theo chuẩn quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc phương pháp sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến..., dẫn tới chi phí tuân thủ bị gia tăng, tạo áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam.  Câu 117. Để xây dựng thương hiệu của mình, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến A. vốn đầu tư. B. nhân lực. C. vấn đề sở hữu trí tuệ. D. quảng bá thương hiệu. Hướng dẫn giải: Để xây dựng thương hiệu của mình, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa tìm hiểu và quan tâm thích đáng đến thương hiệu sản phẩm nên không đăng kí bản quyền, quyền sáng chế,... được quy định rất rõ trong luật sở hữu trí tuệ dẫn đến tình trạng bị nhái hàng, giả hàng,... làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm chính hãng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các doanh nghiệp. Câu 118.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.