Content text Chủ đề 9. Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 9. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM A. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Trước khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911), tình hình Việt Nam có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Mâu thuẫn giữa công nhân với địa chủ phong kiến và tay sai là cơ bản. B. Thực dân Pháp câu kết với tay sai mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược. C. Phong trào chống Pháp và tay sai diễn ra sôi nổi nhưng đều bị thất bại. D. Khuynh hướng cứu nước phong kiến và dân chủ tư sản cùng xuất hiện. Câu 2. Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911) của Nguyễn Tất Thành? A. Phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng tư sản đã chấm dứt. B. Đất nước bị mất độc lập, sự nghiệp cứu nước rơi vào khủng hoảng, bế tắc. C. Phong trào đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai đã ngừng hoạt động. D. Nhân dân phản đối cuộc đấu tranh chống Pháp của các sĩ phu phong kiến. Câu 3. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến hành trình cứu nước và hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1911 – 1969)? A. Đất nước bị mất độc lập, nhân dân bị áp bức, bóc lột. B. Truyền thống gia đình và sự nhận thức của cá nhân. C. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và xu thế toàn cầu hoá. D. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quê hương. Câu 4. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng (1911 – 1969), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được kế thừa những truyền thống nào sau đây của quê hương Nghệ An và gia đình? A. Truyền thống khoa bảng và tinh thần chống phát xít. B. Yêu chuộng hoà bình, chống chủ nghĩa phát xít. C. Truyền thống hiếu học và chống phát xít. D. Truyền thống yêu nước, hiếu học và đoàn kết. Câu 5. Từ năm 1890 đến năm 1911, Nguyễn Tất Thành có hoạt động tiêu biểu nào sau đây? A. Dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết).
B. Hoạt động yêu nước ở Pháp, Liên Xô. C. Trình bày tham luận ở Hội nghị Véc-xai (Pháp). D. Mở lớp đào tạo cán bộ ở Trung Quốc. Câu 6. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng không sử dụng tên gọi nào sau đây? A. Nguyễn Ái Quốc. B. Nguyễn Tất Đạt. C. Nguyễn Tất Thành. D. Văn Ba. Câu 7. Trong những năm 1911 – 1919, Nguyễn Tất Thành có hoạt động tiêu biểu nào sau đây? A. Tìm hiểu thực tiễn các nước trên thế giới. B. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Thành lập Thanh niên Cộng sản đoàn. Câu 8. Trong những năm 1920 – 1930, hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không có sự kiện nào sau đây? A. Xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản. B. Lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản. C. Trở về nước và trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc. D. Chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 9. Trước khi trở về Việt Nam (1941) để trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở A. Triều Tiên. B. Lào. C. Hà Lan. D. Liên Xô. Câu 10. Nội dung nào sau đây ghi nhận Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo chủ chốt trong lịch sử dân tộc (từ năm 1945 đến năm 1969)? A. Chủ trì các hội nghị của Đảng, hoạch định đường lối cách mạng. B. Chỉ huy các chiến dịch trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. C. Kết nối phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. D. Trực tiếp chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và giải phóng Xuân năm 1975. Câu 11. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò nổi bật nào sau đây? A. Hoạch định đường lối xây dựng và bảo vệ chế độ mới. B. Đề ra kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy ở Việt Bắc.
khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào. Ngày 5-6-1911, lấy tên là Nguyễn Văn Ba, làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước”. (Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108) a) Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi. b) Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã giải quyết được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam. c) Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc. d) Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, hướng sang phương Đông để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau đây: Tháng 6-1919, khi các nước đế quốc tổ chức Hội nghị Véc-xai, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Bản Yêu sách đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Bản Yêu sách dù không được Hội nghị Véc-xai chấp nhận, nhưng đã trở thành tuyên ngôn chính trị báo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam. Về sau, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”. a) Nước Mỹ yêu cầu Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai. b) Bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã mở đầu cho một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.