PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text buoi-1-cau-truc-cua-chat-va-su-chuyen-the-pdf-pdf-pdf.pdf

VẬT LÍ 12 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÍ NHIỆT Người soạn: Nguyễn Thảo BÀI 1: CẤU TRÚC CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ I. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VỀ CẤU TẠO CHẤT ✓ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử ✓ Các phân tử chuyển động không ngừng. => Chuyển động của các phân tử được gọi là chuyển động nhiệt. ✓ Nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh. => Các phân tử có động năng, động năng phụ thuộc vào nhiệt độ. ✓ Giữa các phân tử tồn tại các lực tương tác, bao gồm lực hút và lực đẩy. Độ lớn của lực tương tác phụ thuộc vào khoảng cách: • Khi r nhỏ: lực đẩy mạnh hơn lực hút • Khi r lớn: lực hút mạnh hơn lực đẩy • Khi r lớn hơn rất nhiều so với kích thước phân tử: lực tương tác không đáng kể. Lưu ý: Thuật ngữ phân tử ở đây dùng để chỉ chung các hạt cấu tạo chất: phân tử, nguyên tử, ion. Dựa vào sự khác biệt độ lớn lực tương tác phân tử trong các thể => sự khác nhau về cấu trúc của chất rắn, lỏng, khí. II. SƠ LƯỢC CẤU TRÚC CỦA CÁC CHẤT: RẮN, LỎNG, KHÍ
VẬT LÍ 12 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÍ NHIỆT Người soạn: Nguyễn Thảo Sơ lược cấu trúc của chất rắn ✓ Các phân tử ở gần nhau => Lực tương tác phân tử rất mạnh. ✓ Các phân tử chỉ dao động xung quanh một vị trí cân bằng cố định. ✓ Chất rắn có thể tích và hình dạng xác định. ✓ Phân loại: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. • Chất rắn kết tinh: có cấu trúc tinh thể, tạo bởi các hạt liên kết chặt với nhau, sắp xếp theo trình tự hình học xác định, tuần hoàn trong không gian, gọi là mạng tinh thể. • Chất rắn vô định hình: không có cấu trúc tinh thể, không có nhiệt độ nóng chả xác định. Sơ lược cấu trúc chất lỏng ✓ Khoảng cách giữa các phân tử xa hơn so với trong chất rắn => Lực tương tác yếu hơn so với trong chất rắn ✓ Các phân tử dao động xung quanh các vị trí cân bằng có thể di chuyển được. ✓ Một lượng chất lỏng xác định có thể tích xác định, hình dạng là hình dạng của bình chứa. Sơ lược cấu trúc chất khí ✓ Khoảng cách giữa các phân tử xa hơn so với chất lỏng => lực tương tác phân tử không đáng kể ✓ Phân tử chuyển động hỗn loạn về mọi phía, chiếm không gian bình chứa ✓ Một lượng chất khí xác định không có thể tích xác định, hình dạng xác định mà phụ thuộc và hình dạng, thể tích bình chứa.
VẬT LÍ 12 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÍ NHIỆT Người soạn: Nguyễn Thảo Lưu ý: Chuyển động hỗn loạn, không ngừng của các hạt rất nhỏ dưới tác dụng của các phân tử chất lỏng hoặc chất khí được gọi là chuyển động Brown. Đặc điểm Chất rắn Chất lỏng Chất khí Khoảng cách giữa các phân tử Rất xa nhau Xa hơn khoảng cách giữa các phân tử chất rắn Rất lớn so với kích thước phân tử Liên kết giữa các phân tử Rất mạnh Trung bình Rất yếu Chuyển động phân tử Dao động quanh vị trí cân bằng xác định Dao động quanh vị trí cân bằng có thể dịch chuyển Chuyển động hỗn loạn, chiếm thể tích của bình chứa Hình dạng Xác định Phụ thuộc bình chứa Phụ thuộc bình chứa Thể tích Xác định Xác định Phụ thuộc bình chứa II. SỰ CHUYỂN THỂ Sự chuyển thể - Khi các điều kiện như áp suất, nhiệt độ thay đổi, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. • Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng: sự nóng chảy • Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn: sự đông đặc • Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí: sự hoá hơi • Quá trình chuyển từ thể khí sang lỏng: sự ngưng tụ - Thông thường, các chất rắn sẽ chuyển sang thể lỏng, sau đó mới chuyển sang thể khí. Nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt, chất rắn (băng phiến, đá khô, iodine(i-ốt)) có thể chuyển thẳng sang thể khí.
VẬT LÍ 12 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÍ NHIỆT Người soạn: Nguyễn Thảo • Quá trình chuyển từ thể khí sang rắn: sự ngưng kết • Quá trình chuyển từ thể rắn sang khí: sự thăng hoa Dùng mô hình động học phân tử để giải thích sự chuyển thể • Giải thích sự nóng chảy: - Khi nung nóng một vật rắn kết tinh, các phân tử của vật rắn nhận được nhiệt lượng, dao động của các phân tử mạnh lên, khoảng cách trung bình của các phân tử tăng. - Nhiệt độ của vật rắn tăng đến một giá trị nào đó thì một số phân tử thắng được lực tương tác với các phân tử xung quanh và thoát khỏi liên kết với chúng, đó là sự khởi đầu của quá trình nóng chảy. Từ lúc này, vật rắn nhận nhiệt lượng để tiếp tục phá vỡ các liên kết tinh thể. Khi trật tự của tinh thể bị phá vỡ hoàn toàn thì quá trình nóng chảy kết thúc, vật rắn chuyển thành khối lỏng. - Ẩn nhiệt: phần năng lượng nhận thêm để phá vỡ các liên kết phân tử mà không làm tăng nhiệt độ trong quá trình chuyển thể. • Giải thích sự hoá hơi: - Có thể xảy ra dưới hai hình thức: sôi và bay hơi. - Sự bay hơi: xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. Do các phân tử chuyển động hỗn loạn có thể va chạm vào nhau, truyền năng lượng cho nhau nên có một số phân tử ở gần mặt thoáng của chất lỏng có thể có động năng đủ lớn để thẳng lực hút của các phân tử chất khác thì thoát được ra khỏi mặt thoáng của chất lỏng trở thành các phân tử ở thể hơi. Đồng thời, ở gần bề mặt khối chất lỏng, một số phân tử hơi chuyển động hỗn loạn va chạm vào chất lỏng và bị các phân tử chất lỏng hút vào khối chất lỏng. Ta gọi đó là sự ngưng tụ. Bạn có biết Một chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định nào thì thường đông đặc ở nhiệt độ đó. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy hoặc nhiệt độ đông đặc của chất.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.