Content text CHUONG 6 HOA 10- DE 1.docx
1 TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng trong trường hợp nào sau đây đúng? A. A tb C1 V.. at B. B tb C1 V.. bt C. C tb C1 V.. ct D. D tb C1 V.. dt Câu 2. Tốc độ tức thời của phản ứng là A. tốc độ được tính một khoảng thời gian. B. sự biến thiên nồng độ. C. tốc độ được tính tại một thời điểm nhất định. D. biến thiên khối lượng của phản ứng. Câu 3 (SBT–KNTT): Cho phản ứng thuỷ phân tinh bột có xúc tác là HCl. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. HCl không tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng. B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng. C. Khi không có HCl, phản ứng thuỷ phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng với tốc độ chậm. D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng. Câu 4 (SBT–KNTT): Cho phản ứng hoá học sau: C(s) + O 2 (g) CO 2 (g) Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên? A Nhiệt độ. B. Áp suất O 2 . C. Hàm lượng carbon. D. Diện tích bề mặt carbon Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng. C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng. Câu 6: Một phản ứng hóa học được biểu diễn như sau: Các chất phản ứng → Các sản phẩm. Yếu tố nào sau đây không ảnh hướng đến tốc độ phản ứng? A. Chất xúc tác. B. Nồng độ các chất phản ứng. C. Nồng độ các sản phẩm. D. Nhiệt độ Câu 7: Sự thay đổi nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid? A. Cuộn dải magnesium thành một quả bóng nhỏ. B. Nghiền mảnh magnesium thành bột. C. Tăng nồng độ của hydrochloric acid. D. Tăng nhiệt độ của hydrochloric acid. Mã đề thi 217
2 Câu 8: Cho phản ứng hoá học: A(g) + B(g) C(g) + D(g). Yếu tố nào không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Nồng độ chất C và chất D. C. Chất xúc tác. D. Áp suất. Câu 9: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này. B. Trong quá trình sản xuất rượu (ethanol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu. C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng. D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng. Câu 11: Có hai cốc chứa dung dịch Na 3 SO 3 , trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H 2 SO 4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là A. Cốc A xuất hiện kết tủa, cốc B không thấy kết tủa. B. Cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B. C. Cốc A xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc B. D. Cốc A và cốc B xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau. Câu 12: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra với tốc độ nhanh nhất? A. Quá trình quang hợp. B. Quá trình gỉ của sắt. C. Quá trình đốt cháy magnesium trong oxygen. D. Quá trình lên men rượu. Câu 13: Trong dung dịch phản ứng thuỷ phân ethyl acetate (CH 3 COOC 2 H 5 ) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau: CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O ⇀ ↽ CH 3 COOH + C 2 H 5 OH Chọn phát biểu đúng? A. Tại thời điểm ban đầu, nồng độ acid tăng dần theo thời gian. B. Tại thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0. C. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1. D. Acid HCl chuyển hoá dần thành acid CH 3 COOH nên nồng độ acid HCl giảm dần theo thời gian. Câu 14: Thực hiện phản ứng sau: CaCO 3 + 2HCl CaCl 2 + CO 2 + H 2 O Theo dõi và ghi lại thể tích khí CO 2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (Thể tích khí đo được ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng).
3 Sự phụ thuộc thể tích khí CO 2 theo thời gian Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng? A. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0. B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian. C. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 mL/s. D. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau. Câu 15: Đồ thị nào dưới đây biểu diễn ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ đến tốc độ phản ứng của calcium carbonate với hydrochloric acid loãng? A. B. C. D. Câu 16: Thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng zinc với dung dịch hydrochloric acid của hai nhóm học sinh được mô tả bằng hình sau 200 ml dung dịch HCl 2M 1 gam Zn miếng Thí nghiệm nhóm thứ nhất ................ ................................ ................................ ........................ ................ 300 ml dung dịch HCl 2M 1 gam Zn bột Thí nghiệm nhóm thứ hai Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do : A. Nhóm thứ hai dùng acid nhiều hơn. B. Diện tích bề mặt zinc bột lớn hơn zinc miếng. C. Nồng độ zinc bột lớn hơn. D. Áp suất tiến hành thí nghiệm nhóm thứ hai cao hơn nhóm thứ nhất.. Câu 17: Cho iron (hạt) phản ứng với dung dịch hydrochloric acid 1 M dư. Thay đổi các yếu tố sau: (1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ tinh thể CuSO 4 . (2) Thêm dung dịch HCl 1 M lên thể tích gấp đôi. (3) Nghiền nhỏ hạt iron thành bột iron. (4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi. Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 18 (SBT –CD): Cho các phát biểu sau ?
4 a. Tốc độ của phản ứng hoá học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng được sử dụng hoặc sản phẩm được tạo thành. b. Tốc độ của phản ứng hoá học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau. c. Tốc độ của phản ứng hoá học có thể có giá trị âm hoặc dương. d. Trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tạo thành của các chất sản phẩm khác nhau là khác nhau, tuỳ thuộc vào hệ số cân bằng của chúng trong phương trình hoá học. e. Trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tiêu thụ các chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ. Số phát biểu đúng? A. 3. B. 2 C. 4. D. 5. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng. a. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất ban đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian. giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (day),…; b. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu tăng dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm giảm dần theo thời gian; c. Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol khối lượng, hoặc thể tích; d. Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau có phản ứng xảy ra nhanh có phản ứng xảy ra chậm. Câu 2. Ảnh hưởng của yếu tố xúc tác đến tốc độ phản ứng: a. Yếu tố xúc tác chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng theo chiều thuận. b. Yếu tố xúc tác ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng theo cả chiều thuận và chiều nghịch. c. Yếu tố xúc tác không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. d. Yếu tố xúc tác ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng theo chiều thuận nhiều hơn chiều nghịch. Câu 3. Thực hiện phản ứng: 2ICl + H 2 I 2 + 2HCl Nồng độ đầu của ICl và H 2 được lấy đúng theo tỉ lệ hợp thức. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau: Đồ thị trên cho biết: a. Đường (a): cho thấy nồng độ HCl tăng dần, lượng tăng gấp đôi I 2 . b. Đường (b): cho thấy nồng độ I 2 tăng dần. c. Đường (c): cho thấy nồng đọ ICl thay đổi theo thời gian. d. Đường (d): cho thấy nồng độ H 2 giảm một nửa so với HCl. Câu 4. Một bạn học sinh thực hiện hai thí nghiệm: