PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chương trình đào tạo Quy hoạch vùng và đô thị 2022.doc

1 BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số 522/ QĐ-ĐHKT-ĐT ngày 28 tháng 11 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Tên Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy Ngành đào tạo: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 7580105 Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Hình thức đào tạo: Chính quy
2 1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra 1.1. Mục tiêu 1.1.1. Mục tiêu chung: - Chương trình đào tạo Quy hoạch vùng và đô thị nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, kiến trúc sư ngành Quy hoạch vùng và đô thị, có phẩm chất chính trị và đạo đức, có ý thức phục vụ xã hội, có kiến thức và năng lực hành nghề tương xứng với trình độ Kiến trúc sư, có sức khỏe, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về chuyên ngành Quy hoạch và các công việc liên quan đến Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. - Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong các ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Quản lý Đô thị và công trình hoặc một số ngành khác thuộc khối ngành Kiến trúc, Quy hoạch để đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. 1.1.2. Mục tiêu cụ thể: a. Về phẩm chất: - Đào tạo Kiến trúc sư ngành Quy hoạch vùng và đô thị có phẩm chất chính trị và đạo đức trong sáng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trung thành với lợi ích của dân tộc. - Có hoài bão, say mê nghề nghiệp, được đào tạo và có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. - Có tinh thần trách nhiệm, có sự hợp tác trong công việc. b. Về kiến thức: - Có kiến thức sâu về chuyên ngành, có khả năng thiết kế chuyên sâu về Quy hoạch xây dựng vùng; Quy hoạch xây dựng đô thị; Quy hoạch xây dựng nông thôn; Quy hoạch xây dựng khu chức năng v.v.., có khả năng thiết kế và tham gia thiết kế các chuyên ngành: Quy hoạch, Thiết kế đô thị, Bảo tồn di sản,... nắm vững kiến thức các chuyên môn khác. - Hiểu biết những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, đường lối quốc phòng toàn dân và các kiến thức về pháp luật khác. - Có ý thức và phương pháp rèn luyện thân thể để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 1.2. Chuẩn đầu ra 1.2.1. Yêu cầu về kiến thức a. Khối kiến thức giáo dục đại cương: Bao gồm 17 học phần (33TC) trong đó: các học phần bắt buộc của Bộ gồm 07 học phần (17TC); các học phần bắt buộc của Trường gồm 06 học phần (8TC) và các học phần của Ngành gồm 04 học phần (8TC).
3 Trong đó: + Kiến thức nền tảng chung: Cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản và tiếp cận với ngành học; + Kiến thức phương pháp luận: Cung cấp những kiến thức tư duy logic, phương pháp khoa học v.v… + Kiến thức nhân sinh quan, thế giới quan: Cung cấp những kiến thức nhìn nhận hệ tư tưởng; hệ thống chính trị, pháp luật v.v… b. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Bao gồm 133TC trong đó: Kiến thức cơ sở ngành (25 học phần, 50TC); Kiến thức ngành (19 học phần, 41TC); Kiến thức chuyên ngành (10 học phần, 30TC) và ĐATN (12TC) + Kiến thức cơ sở ngành: Nắm được các kiến thức cơ sở ngành, kiến thức và kỹ năng nhập môn quy hoạch xây dựng + Kiến thức ngành: Nắm được các kiến thức bổ trợ của các ngành liên quan như mỹ thuật, kiến trúc, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. + Kiến thức chuyên ngành: Nắm được các kiến thức chuyên ngành bao gồm các lý thuyết quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị, kiến trúc cảnh quan, sinh thái và môi trường đô thị. Áp dụng các lý thuyết chuyên ngành để thực hiện các đồ án, từ thiết kế công trình kiến trúc đến quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn; quy hoạch hệ thống đô thị hoặc các khu chức năng v.v… + Đồ án tốt nghiệp: Thực hiện một đồ án Quy hoạch xây dựng theo nhóm hoặc độc lập với đầy đủ các yêu cầu thực tế. Trình bầy và bảo vệ đồ án trước Hội đồng tốt nghiệp. 1.2.2. Yêu cầu về kỹ năng Có các kỹ năng và khả năng đề xuất các giải pháp quy hoạch thông qua thể hiện đồ án, viết thuyết minh, trình bầy báo cáo, bảo vệ các ý tưởng, giải pháp trước Hội đồng nghiệm thu. 1.2.2.1. Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng lập luận, phát hiện, đặt vấn đề; giải quyết vấn đề và phản biện khoa học. 1.2.2.2. Khả năng biện luận và giải quyết vấn đề: Có khả năng biện luận, phân tích các luận điểm, luận cứ, luận chứng khoa học để giải quyết vấn đề. a. Phát hiện và Định dạng vấn đề: Có khả năng phát hiện, xác định các vấn đề. b. Xây dựng Chiến lược để giải quyết vấn đề: Có khả năng đưa ra các phương án giải quyết và xây dựng được chiến lược, kế hoạch giải quyết vấn đề.
4 c. Liên kết nhiều Nguồn lực khác nhau để giải quyết vấn đề hiệu quả: Có khả năng huy động và liên kết các nguồn lực phong phú và đa dạng để cùng nhau giải quyết vấn đề đạt hiệu quả nhất. 1.2.2.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: Có khả năng tự chủ động cập nhật các kiến thức, khả năng tổng hợp các kiến thức, phản biện kiến thức hiện tại để nghiên cứu phát triển bổ sung kiến thức a. Tìm kiếm, sưu tập tài liệu, phân tích nội dung văn bản, tài liệu liên quan: Có khả năng tìm kiếm và sưu tầm các nguồn tài liệu phong phú qua nhiều kênh thông tin, khả năng tiếp cận hệ thống và phân tích, xử lý các văn bản, tài liệu liên quan. b. Hình thành các giả thuyết khoa học: Có khả năng phản biện các kiến thức hiện tại, giả định các giả thuyết khoa học để xem xét, giải quyết vấn đề. c. Điều tra bằng Trải nghiệm (điền dã): Có khả năng đi thực địa, điều tra thu thập thông tin, số liệu hiện trạng và phỏng vấn, khảo sát điều tra xã hội học. d. Phân tích các dữ liệu và làm báo cáo: Có khả năng phân tích, xử lý các dữ liệu đầu vào và tổng hợp thành báo cáo. 1.2.2.4. Khả năng tư duy hệ thống: Có khả năng tư duy, logic hóa vấn đề, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ theo phương pháp tiếp cận hệ thống. a. Phân tích vấn đề theo logic; so sánh, phân tích với các vấn đề khác và nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ: Có khả năng tư duy, phân tích logic, hình thành các phương án so sánh dưới nhiều góc độ khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu nhất. b. Nhận diện, phân tích các dạng hệ thống và phương thức: Có khả năng nhận diện các vấn đề từ đó phân tích, lựa chọn phương thức giải quyết vấn đề phù hợp nhất. c. Kết hợp các kiến thức liên ngành để phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu: Biết tổng hợp và tích hợp các kiến thức liên ngành; nắm rõ mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển, giải quyết vấn đề. 1.2.2.5. Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh, ngoại cảnh tác động đến cơ sở làm việc, ngành nghề: Có khả năng nhận biết bối cảnh xã hội, bối cảnh toàn cầu hóa và am hiểu các tác động của ngoại cảnh đến đặc thù nghề nghiệp.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.