Content text ĐỀ SỐ 10 - LỊCH SỬ - ĐỀ.docx
H S A Hà Nội, tháng … năm 2025 Phần thứ ba. KHOA HỌC Chủ đề Lịch sử có 17 câu hỏi từ 401 đến 417 Câu 401: Nội dung nào sau đây không phản ánh mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản? A. Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân. B. Đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản. D. Lập nền thống trị của giai cấp tư sản. Câu 402: Hầu hết các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ nổ ra trong thời kì lịch sử nào? A. Hiện đại. B. Cận đại. C. Trung đại. D. Cổ đại. Câu 403: Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077), triều đình nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự độc đáo nào sau đây? A. Tiên phát chế nhân. B. Vừa đánh vừa đàm. C. Đánh nhanh thắng nhanh. D. Vườn không nhà trống Câu 404: Nội dung nào sau đây phản ánh KHÔNG ĐÚNG về cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)? A. Minh Mạng bắt đầu cải cách từ khi chưa lên ngôi. B. Trọng tâm của cải cách là về lĩnh vực hành chính. C. Mục đích là tập trung quyền lực vào tay nhà vua. D. Tăng cường và chú trọng chế độ giám sát quan lại. Câu 405: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam là
H S A Câu 410: Nội dung nào sau đây phản ánh kết quả cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII? A. Những đạo luật của Anh được sửa đổi. B. Kinh tế tư bản Bắc Mĩ lệ thuộc vào Anh. C. Nhân dân thuộc địa giành được độc lập. D. 13 thuộc địa Bắc Mĩ thuộc khối liên hiệp Anh. Câu 411: Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây đối với thế giới? A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và chính phủ tư sản. B. Làm thất bại ý đồ chia rẽ liên minh của Nga Xô viết và đồng minh. C. Chứng minh tính đúng đắn, khoa học của học thuyết Mác - Lê-nin. D. Tạo sức mạnh tổng hợp để Liên Xô xây dựng và bảo vệ đất nước. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 412-414 Tháng 3 – 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào ngày càng phát triển. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ (7 – 1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào. Nhưng sau đó, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào (thành lập ngày 22 – 3 – 1955), cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ được triển khai trên ba mặt trận. quân sự - chính trị - ngoại giao và giành được nhiều thắng lợi. Nhân dân Lào đã lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ, đến đầu những năm 70 vùng giải phóng được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ. Do thắng lợi trên, cùng với việc Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết (1 – 1973), các đảng phái ở Lào đã thỏa thuận kí Hiệp định Viêng Chăn (21 – 2 – 1973), lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.