Content text Qui-dinh-ve-XTTN-nam-2024_Final.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY ĐỊNH Phương thức xét tuyển tài năng đối với tuyển sinh đại học hệ chính quy (Ban hành theo Quyết định số 1860/QĐ-ĐHBK của Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội) Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về công tác đăng ký và xét tuyển đối với tuyển sinh đại học hệ chính quy theo phương thức xét tuyển tài năng (XTTN). 2. Quy định này áp dụng cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình đào tạo (chi tiết tại Phụ lục kèm theo) của Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK Hà Nội) bằng phương thức XTTN, bao gồm: a) Xét tuyển thẳng thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi cấp quốc gia hoặc quốc tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là XTTN diện 1.1); b) Xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế gồm: SAT, ACT, A-Level, AP và IB (sau đây gọi tắt là XTTN diện 1.2); c) Xét tuyển dựa trên hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn (sau đây gọi tắt là XTTN diện 1.3). Điều 2. Phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Đối tượng và điều kiện xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) cùng năm xét tuyển, đạt thành tích cao trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia), Kỳ thi chọn học sinh trung học phổ thông vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực (gọi tắt là Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia (ViSEF) hoặc quốc tế (ISEF). Thời gian đạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng. 2. Đăng ký nguyện vọng xét tuyển: Thí sinh được đăng ký tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3. Cụ thể: a) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG quốc gia được đăng ký xét tuyển thẳng vào các chương trình phù hợp với môn đạt giải theo quy định trong Bảng 1.
1 Bảng 1. Quy định chọn chương trình xét tuyển thẳng theo môn đạt giải HSG STT Môn đạt giải Chương trình đào tạo 1 Toán Tất cả các chương trình đào tạo trừ 2 chương trình Ngôn ngữ Anh (mã xét tuyển FL1 và FL2) (62 chương trình) 2 Tin học Tất cả các chương trình đào tạo trừ 2 chương trình Ngôn ngữ Anh (mã xét tuyển FL1 và FL2) (62 chương trình) 3 Vật lý Tất cả các chương trình đào tạo trừ 2 chương trình Ngôn ngữ Anh (mã xét tuyển FL1 và FL2) (62 chương trình) 4 Hóa học Nhóm ngành Hoá-Sinh-Thực phẩm-Môi trường, Y sinh, Vật liệu-Dệt may, gồm 17 chương trình xét tuyển sau: CH1-Kỹ thuật Hóa học CH2-Hóa học CH-E11-Kỹ thuật Hóa dược BF1-Kỹ thuật Sinh học BF2-Kỹ thuật Thực phẩm BF-E12-Kỹ thuật Thực phẩm BF-E19-Kỹ thuật sinh học ET2-Kỹ thuật y sinh ET-E5-Kỹ thuật Y sinh EV1-Kỹ thuật Môi trường EV2-Quản lý Tài nguyên và Môi trường MS1-Kỹ thuật Vật liệu MS2-Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano MS3-Công nghệ Vật liệu Polyme và Compozit MS5-Kỹ thuật In MS-E3-KHKT Vật liệu TX1-Công nghệ Dệt May 5 Sinh học Nhóm ngành Hoá-Sinh-Thực phẩm-Môi trường-Y sinh, gồm 11 chương trình xét tuyển sau: CH1-Kỹ thuật Hóa học CH2-Hóa học CH-E11-Kỹ thuật Hóa dược BF1-Kỹ thuật Sinh học BF2-Kỹ thuật Thực phẩm BF-E12-Kỹ thuật Thực phẩm BF-E19-Kỹ thuật sinh học EV1-Kỹ thuật Môi trường EV2-Quản lý Tài nguyên và Môi trường ET-E5-Kỹ thuật Y sinh ET2-Kỹ thuật Y sinh 6 Ngoại ngữ Nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế quản lý, Khoa học giáo dục gồm 12 chương trình xét tuyển sau: FL1-Tiếng Anh KHKT và Công nghệ FL2-Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế
2 EM1-Quản lý năng lượng EM2-Quản lý Công nghiệp EM3-Quản trị Kinh doanh EM4-Kế toán EM5-Tài chính Ngân hàng EM-E13-Phân tích Kinh doanh EM-E14-Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng TROY-BA-Quản trị Kinh doanh-Troy (Hoa Kỳ) ED2-Công nghệ giáo dục ED3-Quản lý giáo dục b) Thí sinh tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc tế (ISEF được tổ chức tại Hoa Kỳ hàng năm) hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi KHKT cấp quốc gia (ViSEF) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chủ trì tổ chức được đăng ký xét tuyển thẳng vào các chương trình đào tạo phù hợp với lĩnh vực đề tài dự thi theo quy định trong Bảng 2. Bảng 2. Quy định chọn chương trình xét tuyển thẳng theo lĩnh vực đề tài dự thi KHKT STT Lĩnh vực đạt giải Chương trình đào tạo 1 - Khoa học động vật - Hóa sinh - Sinh học tế bào và phân tử - Hóa học - Sinh học trên máy tính và Sinh-Tin - Khoa học Trái đất và Môi trường - Kỹ thuật môi trường - Khoa học vật liệu - Vi sinh - Khoa học Thực vật - Y học chuyển dịch Gồm 15 chương trình xét tuyển sau: CH1-Kỹ thuật Hóa học CH2-Hóa học CH-E11-Kỹ thuật Hóa dược BF1-Kỹ thuật Sinh học BF2-Kỹ thuật Thực phẩm BF-E12-Kỹ thuật Thực phẩm BF-E19-Kỹ thuật sinh học EV1-Kỹ thuật Môi trường EV2-Quản lý Tài nguyên và Môi trường MS1-Kỹ thuật Vật liệu MS2-Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano MS3-Công nghệ Vật liệu Polyme và Compozit MS5-Kỹ thuật In MS-E3-KHKT Vật liệu TX1-Công nghệ Dệt May 2 - Toán học - Vật lý và Thiên văn - Hệ thống nhúng - Rô bốt và máy thông minh - Phần mềm hệ thống - Năng lượng hóa học - Năng lượng vật lý Gồm 55 chương trình xét tuyển, trừ các chương trình sau: IT1, IT2, IT-E6, IT-E7, IT- E10, IT-E15, IT-EP, FL1, FL2 3 - Y sinh và Khoa học sức khỏe - Kỹ thuật Y sinh Gồm 4 chương trình xét tuyển sau: ET-E5-Kỹ thuật Y sinh ET2-Kỹ thuật Y sinh PH3-Vật lý Y khoa CH-E11-Kỹ thuật Hóa dược
3 4 - Kỹ thuật cơ khí Gồm 11 chương trình xét tuyển sau: ME1-Kỹ thuật Cơ điện tử ME2-Kỹ thuật Cơ khí TE1-Kỹ thuật Ô tô TE2-Kỹ thuật Cơ khí động lực TE3-Kỹ thuật Hàng không ME-E1-Kỹ thuật Cơ điện tử ME-GU-Cơ khí Chế tạo máy-Griffith (Úc) ME-LUH-Cơ điện tử-Leibniz Hannover (Đức) ME-NUT-Cơ điện tử-Nagaoka (Nhật Bản) TE-E2-Kỹ thuật Ô tô TE-EP-Cơ khí Hàng không Việt-Pháp 5 - Khoa học xã hội và hành vi Gồm 10 chương trình xét tuyển sau: ED2-Công nghệ Giáo dục ED3-Quản lý giáo dục EM1-Quản lý năng lượng EM2-Quản lý Công nghiệp EM3-Quản trị Kinh doanh EM4-Kế toán EM5-Tài chính Ngân hàng EM-E13-Phân tích Kinh doanh EM-E14-Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng TROY-BA-Quản trị Kinh doanh-Troy (Hoa Kỳ) Điều 3. Phương thức xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế 1. Đối tượng và điều kiện xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình chung (TBC) học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và Giáo dục Quốc phòng An ninh (GDQPAN)) từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt 8.0 trở lên (đối với thí sinh tự do tính cả năm lớp 12); Có ít nhất 1 trong các chứng chỉ quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB. Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS hoặc tương đương (chi tiết tại Phụ lục kèm theo), có đăng ký xác thực trên hệ thống sẽ được cộng điểm thưởng khi xét tuyển. Mức điểm thưởng được quy định như sau: Chứng chỉ IELTS 5.0 5.5 6.0 6.5 ≥ 7.0 Điểm thưởng (Theo thang điểm 100) 1 2 3 4 5 2. Đăng ký nguyện vọng xét tuyển: Thí sinh được đăng ký tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3. Đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, thí sinh cần đạt yêu cầu về điều kiện năng lực tiếng Anh đầu vào (chi tiết tại Phụ lục kèm theo). Quy định cho từng loại chứng chỉ như Bảng 3 sau: