Content text PHẦN III. CÂU HỎI NGẮN THƯỜNG BIẾN VÀ LAI HỮU TÍNH - GV.docx
THƯỜNG BIẾN VÀ LAI HỮU TÍNH PHẦN III : CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ thể hiện tính trạng chất lượng? (1) Tỷ lệ bơ trong sữa bò (2) Sản lượng sữa bò thu được trong một ngày (3) Hàm lượng vitamin C trong quả bưởi (4) Năng suất lúa trong một vụ Đáp án 2 Câu 2. Có bao nhiêu biểu hiện dưới đây là của tác động của môi trường đến kiểu hình? (1) Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21. (2) Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X. (3) Cẩm tú cầu có màu sắc hoa biến đổi theo độ pH. (4) Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể của thằn lằn ở điều kiện địa hình khác nhau. (5) Sự biến đổi màu sắc của hoa anh thảo ở nhiệt độ khác nhau. Đáp án 3 Câu 3. Ở cây hoa anh thảo (Primula sinensis), có bao nhiêu phép lai sau đây cho kiểu hình hoa trắng? Phép lai ở 20 0 C Nhiệt độ trồng con lai: Hoa đỏ (AA) x Hoa đỏ (AA) 20 0 C Hoa đỏ (AA) x Hoa đỏ (AA) 35 0 C Hoa trắng (aa) x Hoa trắng (aa) 20 0 C Hoa trắng (aa) x Hoa trắng (aa) 35 0 C Đáp án 3 Gồm (2)(3)(4) Kiểu gene AA khi trồng ở 35 độ C sẽ cho màu trắng, đem về 20 độ C sẽ cho màu đỏ Kiểu gene aa khi trồng ở bất cứ điều kiện nhiệt độ nào đều cho hoa trắng Câu 4. Ở cây hoa anh thảo (Primula sinensis), ở hai nhiệt độ khác nhau 20 0 C và 35 0 C có thể cho hai loại kiểu hình khác nhau tùy theo kiểu gene. Tiến hành lai các cây ở 20 0 C: Hoa đỏ (AA) x Hoa đỏ (AA) thu được F 1 . Cho cây F 1 tự thụ sau đó đem trồng ở nhiệt độ 35 0 C. Tỷ lệ hoa trắng thu được ở F 2 là bao nhiêu %? Đáp án 1 0 0 Kiểu gene AA khi trồng ở 35 độ C sẽ cho màu trắng, đem về 20 độ C sẽ cho màu đỏ Kiểu gene aa khi trồng ở bất cứ điều kiện nhiệt độ nào đều cho hoa trắng AA x AA sẽ thu được AA sau đó lại cho AA tự thụ sẽ thu được AA nhưng trồng ở 35 độ C sẽ cho toàn bộ là màu trắng với tỷ lệ 100%
Câu 5. Có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở thường biến mà không xuất hiện ở đột biến trong các đặc điểm sau? (1) Xảy ra đồng loạt và xác định. (2) Biểu hiện trên cơ thể phát sinh. (3) Kiểu hình của cơ thể thay đổi. (4) Do tác động của môi trường sống (5) Tần số xảy ra thấp Đáp án 1 Câu 6. Trong các ý sau đây, có bao nhiêu ý đúng với sự tác động của môi trường đến kiểu hình? (1) Kiểu gene quy định mức phản ứng. (2) Giới hạn của kiểu hình phụ thuộc vào môi trường. (3) Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gene. (4) Môi trường tác động để tạo ra kiểu hình cụ thể nằm trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gene quy định. Đáp án 3 Câu 7. Có bao nhiêu ví dụ sau đây là sự tác động của môi trường lên kiểu hình? (1) Bệnh hồng cầu hình liềm ở người. (2) Cây rụng lá vào mùa đông. (3) Cáo tuyết có màu lông trắng nhưng khi tuyết tan và chuyển sang mùa xuân, màu lông của cáo lại chuyển sang màu nâu. (4) Lá hoa súng trong điều kiện ngập nước có kích thước nhỏ và nhọn, còn khi lá nổi trên mặt nước có kích thước to và tròn. (5) Lá cây rau mác có dạng dài, mềm mại khi ngập nước. Đáp án 4 Câu 8. Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mức phản ứng? (1) Hiện tượng nổi da gà khi trời quá lạnh. (2) Bệnh mù màu ở người. (3) Ấu trùng ruồi giấm được nuôi trong điều kiện dưới 29 0 C thì có cánh cụt, trong khi ấu trùng có cùng kiểu gene được nuôi trong môi trường 31 0 C thì có cánh phát triển bình thường. (4) Bệnh phenylketo niệu nếu phát hiện sớm và áp dụng chết độ ăn kiêng, hạn chết thực phẩm chứa phenylalanine cho trẻ thì bệnh lý ở trẻ sẽ giảm thiểu hoặc không biểu hiện. Đáp án 2 Câu 9. Ở cây hoa anh thảo (Primula sinensis), ở hai nhiệt độ khác nhau 20 0 C và 35 0 C có thể cho hai loại kiểu hình khác nhau tùy theo kiểu gene. Tiến hành lai các cây ở 20 0 C: Hoa trắng (aa) x Hoa đỏ (aa) thu được F 1 . Cho cây F 1 tự thụ sau đó đem trồng ở nhiệt độ 35 0 C. Tỷ lệ hoa đỏ thu được ở F 2 là bao nhiêu ? Đáp án 0 Kiểu gene AA khi trồng ở 35 độ C sẽ cho màu trắng, đem về 20 độ C sẽ cho màu đỏ Kiểu gene aa khi trồng ở bất cứ điều kiện nhiệt độ nào đều cho hoa trắng
aa x aa sẽ thu được aa sau đó lại cho aa tự thụ sẽ thu được aa nhưng trồng ở 35 độ C hay 20 độ C đều cho màu trắng nên tỷ lệ hoa đỏ là 0. Câu 10. Có bao nhiêu ví dụ nào sau đây thể hiện sự chọn giống từ sự lai giống giữa giống trong nước và giống nhập nội? (1) Lợn lai giữa lợn móng cái và lợn bản. (2) Bò lai sind. (3) Gà đông tảo ở Hưng Yên. (4) Dòng cá chép VHI. Đáp án 2 Câu 11. Có bao nhiêu phương pháp chọn, tạo giống vật nuôi? Đáp án 3 Chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên Lai giữa các cá thể khác giống trong nước Lai giữa các giống trong nước và giống nhập nội Câu 12. Trong chọn giống, người ta thường cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai mà không tạo giống mới vì đâu ? (1) Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian dài. (2) Do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí lớn. (3) Do quá trình tạo giống mới cần kinh phí cao. (4) Do quá trình tạo giống mới không hiệu quả. Đáp án 2 Câu 13. Trong các thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi bằng lai hữu tính, có bao nhiêu phương pháp nào sau đây được sử dụng? (1) Nhân bản vô tính. (2) Lai xa. (3) Lai các con trong cùng một dòng. (4) Lai các giống trong nước và giống nhập nội. Đáp án 3 Câu 14. Có bao nhiêu ví dụ sau đây là thành tựu chọn, tạo giống cây trồng? (1) Giống lúa LYP9 được tạo ra từ tổ hợp lai PA64S và 93 – 11 có năng suất cao hơn bố mẹ 20 – 30%. (2) Giống lúa nhiều năm PR23 được hình thành nhờ lai xa giữa lúa trồng và lúa dại. (3) Giống lúa bản địa của một địa phương. (4) Giống lúa Đài thơm 8. (5) Giống ngô lai VN116 được tạo từ tổ hợp H60 và H665. Đáp án 4 Câu 15. Có bao nhiêu bước chọn giống ? Đáp án 3 Lựa chọn những cá thể mang biến dị có đặc tính quý. Đánh giá chất lượng của giống qua các thế hệ.
Đưa giống tốt vào nuôi, trồng đại trà. Câu 16. Có bao nhiêu bước tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính? Đáp án 4 Thu thập các giống có đặc tính quý. Tạo các dòng thuần chủng từ các giống thu thập được. Lai các cặp bố mẹ thuộc các dòng thuần chủng khác nhau để tạo cá thể lai. Lựa chọn cá thể lai có ưu thế lai nhất. Câu 17. Trong phương pháp lai giữa giống trong nước với giống nhập nội, các nhà khoa học tiến hành lai giữa hai dòng: ♂ Lợn landrace nhập nội (Năng suất cao, thịt thơm ngon, tỉ lệ nạc cao) x ♀ Lợn móng cái (Thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, năng suất thấp, tỉ lệ nạc thấp). (1) Năng suất cao (2) Thịt thơm ngon (3) Thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam (4) Tỉ lệ nạc thấp (5) Năng suất thấp Có bao nhiêu tính trạng có thể có ở con lai mà các nhà khoa học tìm kiếm? Đáp án 3 Câu 18. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu ví dụ thể hiện sự lai xa ở chọn, tạo giống vật nuôi bằng phương pháp lai hữu tính? (1) Ngựa cái x Lừa đực tạo ra con la (2) Vịt trời (3) Vịt pha ngan (4) Cáo bạc x Cáo Bắc cực (5) Bò sữa Hà Lan Đáp án 3 Câu 19. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là của lai xa? (1) Phép lai giữa các cá thể của cùng một loài. (2) Phép lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau. (3) Tạo ra những con F 1 có đặc điểm tốt hơn bố mẹ. (4) Giảm sự đa dạng di truyền (5) Giảm xác suất biểu hiện các allele lặn có hại gây ra bệnh hoặc bất thường di truyền. Đáp án 3 Câu 20. Ở cừu, gen A nằm trên NST thường quy định có sừng, a quy định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1. Nếu cho các cừu cái F1 giao phối với cừu đực không sừng, theo lí thuyết thì tỉ lệ kiểu hình không sừng ở giới cái của đời con sẽ là bao nhiêu %? Đáp án 1 0 0 P. cừu đực không sừng (aa) × (AA) cừu cái có sừng F : Aa Cừu cái F giao phối với cừu đực không sừng