Content text 16. Chuyên Hà Nam - ( 2025 - 2026 ).Image.Marked.pdf
UBND TỈNH HÀ NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2025-2026 Môn: Khoa học tự nhiên 2 (Dành cho thi sinh dự thi chuyên Hóa học) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Cho biết khối lượng nguyên tử (theo amu) của H=1 ; C=12 ; N=14 ; O=16 ; N a=23 ; P=31 ; K=39 ;C l=35,5 ; S=32 ; C a=40 ; F e=56 ; C u=64 ; A g=108 ; Ba=137. Câu I. (1,0 điểm) Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố A là 34. Trong hạt nhân của A, số hạt mang ít hơn số hạt không mang điện là 1. 1. Xác định tên và kí hiệu hóa học của A. 2. Cho biết vị trí của A trong bảng tuần hoàn hóa học. 3. A tạo được với oxygen (Z=8) hợp chất có công thức là A2O. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử hợp chất này. Câu II. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình hoá học xảy ra trong các thí nghiệm sau: 1. Cho hỗn hợp gồm K2O và A 2 3 l O (ti lệ mol 1:1) vào nước dư. 2. Cho hỗn hợp F 3 4 e O và Cu (tỉ lệ mol 1:2) vào dung dịch HCl dư. 3. Cho từ từ đến dư dung dịch B 2 a(OH) vào dung dịch N 3 aHCO . 4. Cho dung dịch F 2 eCl vào dung dịch A 3 gNO dư. Câu III. (0,75 điểm) Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) trong các trường hợp sau: 1. Trong quá trình nấu canh cua, thấy xuất hiện các tảng "gạch cua" nổi lên. 2. Khi để một đoạn mía lâu ngày trong không khí, ta thường thấy đầu đoạn mía có mùi của ethylic alcohol. 3. Khi sử dụng KI trộn vào muối ăn thì lượng iodine sẽ bi mất dần theo thời gian trong quá trình bảo quản và sử dụng. Câu IV. (1,25 điểm) Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng bauxite, có thành phẩn chính là A 2 3 l O . Quặng bauxite sau khi được làm sạch tạp chất, đem điện phân nóng chảy hỗn hợp A 2 3 l O và cryolite trong bể điện phân, sản phẩm thu được ở cực dương là khí oxygen, ở cục âm là nhôm. Quá trình điện phân được mô tả ở hình vẽ bên. 1. Viết phượng trình hóa học của quá trình sản xuất nhôm. 2. Tại sao không điện phân nóng chảy AlCl3 hay Al(OH)3 để sản xuất nhôm? 3. Tại sao cực âm gần như không tiêu hao trong quá trình điện phân, còn cực dương bị hao mòn dần và phải được thay thế thường xuyên? 4. Giả sử hiệu suất của cả quá trình sản xuất nhôm là 60%. Cần bao nhiêu tấn quặng bauxite (chứa 75% Al2O3 về khối lượng) để sản xuất 2,43 tấn nhôm? Câu V. (1,0 điểm) Có 5 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: N 2 3 3 2 2 a CO ,Ba NO ,MgCl , H2SO4 , NaOH . Kí hiệu ngẫu nhiên từng ống nghiệm là X1 2 3 4 5 ,X ,X ,X ,X và tiến hành một số thí nghiệm. Kết quả thu được như bảng dưới đây: ống nghiệm X1 X2 X3 X4 X5 X3 - Kết tủa - Kết tủa X4 Kết tủa Khí - - Ghi chú: Dấu (-): Không có hiện tương Xác định các chất từ X1 đến X5 và viết phương trình hóa học xảy ra với các thí nghiệm nêu trên. Câu VI. (0,75 điểm)
Gia đình bác Nam có trồng 850 cây cà phê. Qua tìm hiểu bác Nam biết được từ thời kì bón thúc ra hoa đến khi thu hoạch, trung bình cứ một cây cà phê cần cung cấp khoảng 0,314 kg nitrogen, 0,117 kg phosphorus và 0,182 kg potassium. Để cung cấp đủ phân bón cho vuờn cà phê nhà minh, bác Nam đi dùng hết x kg phân NPK (20-20-15) trộn với y kg phân KCl (độ dinh dưỡng 60%) và z kg phân urea (độ dinh dưỡng 46%). Tìm x, y, z. Câu VII (1,25 điểm) Một loại gas dùng làm nhiên liệu đun nấu có thành phần chính là C3H8 và C4H10 với tỉ lệ mol tương ứng bằng 2:3 1. Tại sao sau khi gas rò rỉ sẽ tích tụ ở những nơi thấp trên mặt đất? 2. Các khí C3H8 và C4H10 đều không mùi nhưng tại sao gas trong các bình hiện nay lại có mùi? 3. Loại gas trên được nén ở áp suất cao và chứa trong các bình thép. Mỗi bình thép thường chứa 13 kg gas. Trung bình lượng nhiệt tiêu thụ từ việc sử dụng gas của một hộ gia đình là 16200 kJ/ngày, hiệu suất sử dụng nhiệt là 80%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình đó sẽ sử dụng hết bình gas trên? Cho biết:Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy C3H8 và C4H10 lần lượt là 2220 kJ /mol và 2878kJ /mol. Coi tạp chất trong bình gas có khối lượng không đáng kể. Câu VIII. (1,0 điểm) Thành phần cấu tạo của băng keo bao gồm lớp nền là màng PVC, PP hoặc polyester... và lớp keo dính thường chứa PMA. PMA được điều chế từ phản ưng trùng hợp chất E. 1. Phân tích nguyên tố cho thấy E có phẩn trăm khối lượng carbon, hydrogen và oxygen lần lượt bằng 55,8% ; 6,98% và 37,21%. E có khối lượng phân tử bằng 86 amu. Xác định công thức phân tử của E. 2. Biết E là một ester đơn chức tạo bởi acid không no. Viết công thức cấu tạo của E. 3. Người ta điểu chế PMA theo sơ đồ sau: H2O 2 4 2 4 /H men lactic H SO ®Æc,180 C D/H SO ,®Æc,t t xt,p 6 10 5 n (1) (2) (3) (4) (5) C H O A B C E PMA Biết B là một hợp chất hữu cơ tạp chức, có 3 nguyên tử carbon, trong B không có nhóm CH2. Xác định công thức hóa học của các chất A, B, C, D, PMA và viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu IX. (1,0 điểm) Một mẫu hydrochloric acid (mẫu X) có nồng độ vào khoảng 6%. Để xác định nồng độ chính xác, bạn Linh tiến hành các bước thí nghiệm sau: Bước 1: Pha loãng 5,00mL mẫu X trên bằng nước cất, thu được 100,00mL dung dịch Y. Bước 2: Lấy 10,00 mL dung dịch Y cho vào bình tam giác (dung tích 100 mL), thêm vào vài giọt phenolphtalein, sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH (đã biết trước nồng độ) đựng trong burette (dung tích 25 mL) đến khi phản ứng vừa hết với lượng hydrochloric acid thì ghi thể tích dung dịch NaOH đã dùng. 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra ở bước 2. 2. Cho biết ý nghĩa của việc thêm vài giọt phenolphtalein ở bước 2. 3. Trong phòng thí nghiệm có hai dung dịch NaOH với nồng độ 0,10 M và 0,02M. Theo em, Linh nên lựa chọn dung dịch nào để thực hiện thí nghiệm trên? Giải thích. 4. Sau khi lựa chọn đúng nồng độ dung dịch NaOH cần dùng, Linh lặp lại thí nghiệm trên 3 lần và thể tích dung dịch NaOH dược ghi lại như sau: Lần 1 Lần 2 Lần 3 VNaOH(mL) 8,50 8,45 8,55 Tính nồng độ phần trăm cua hydrochloric acid trong mẫu X. Biết khối lượng riêng của mẫu X ban đầu là 1,05 g/ mL. Câu X. (1,0 điểm) Hai hợp chất lưỡng nguyên tố X và Y (đều là hợp chất của kim loại mạnh với oxygen) thường được sử dụng trong bình dưỡng khí để tái sinh khí thở cho các thợ lặn. Các chất này phản ứng với CO2 sinh ra từ khí thở và giải phóng oxygen. Biết rằng hàm lượng oxygen trong X là 41,03% còn trong Y là 45,07%. 1. Xác định công thức phân tử của X và Y, viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Tính tỉ lệ mol của các chất X và Y cần dùng để nạp vào một bình dưỡng khí sao cho áp suất tổng trong hệ không thay đổi khi sử dụng. 3. Giả sử trung bình một người thợ lặn thở ra 55 gam carbon dioxide mỗi giờ. Tỉnh khối lượng tối thiểu của hỗn hợp ở ý 2 cần nạp vào bình dưỡng khi cho một người thợ lặn cần lặn trong 4 giờ. ------------------ Hết ------------------