Content text Tiểu luận ngôn ngữ học đối chiếu – Đối chiếu từ vay mượn trong Tiếng Nhật và Tiếng Việt.pdf
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Khoa: Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản TIỂU LUẬN Đề tài ĐỐI CHIẾU TỪ VAY MƯỢN TRONG TIẾNG NHẬT- TIẾNG VIỆT Học phần: Ngôn ngữ học đối chiếu Nhóm học phần: nhóm 3 Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Hồng Hoa Sinh viên thực hiện : 1. Hoàng Thị Minh Thư (19F551184) 2. Võ Thị Ngọc Trâm (195551209) Huế,06/2021
Lời cảm ơn Để hoàn thành bài tiểu luận ngôn ngữ học đối chiếu với đề tài : “ Đối chiếu từ vay mượn trong Tiếng Nhật- Tiếng Việt ” , nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Hồng Hoa đã định hướng và hướng dẫn nhiệt tình cho nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Nhóm xin chân thành cảm ơn anh/chị/bạn/ em sinh viên Khoa ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản đã tạo điện kiện và có những ý kiến đóng góp quý giá nhằm giúp nhóm hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Mặc dù nhóm đã cố gắng nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Mong cô có thể đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu tốt hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn! 2
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................4 2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................4 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5 II. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................6 1. Khái quát chung ...........................................................................................................6 1.1 Từ vay mượn...........................................................................................................6 1.2 Tiếng Nhật ..............................................................................................................6 1.3 Tiếng Việt................................................................................................................7 2. Từ vay mượn trong Tiếng Nhật – Tiếng Việt ................................................................7 2.1 . Từ vay mượn trong tiếng Nhật..............................................................................7 2.2 Từ vay mượn trong Tiếng Việt..............................................................................12 3. So sánh, đối chiếu.......................................................................................................14 * Giống nhau..............................................................................................................15 * Khác nhau ...............................................................................................................16 Từ Hán Nhật và Hán Việt...........................................................................................17 III. Phần tổng kết................................................................................................................19 Tài liệu tham khảo..........................................................................................................19 3
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, có vai trò là phương tiện tư duy, giao tiếp giữa con người với con người, là công cụ lưu truyền những giá trị văn hóa- lịch sử của nhân loại Mỗi quốc gia đều có vị trí lãnh thổ, phong tục tập quán, văn hóa khác nhau nhưng khi cùng xem xét một sự vật, hiện tượng nào đó thì vẫn còn tồn tại một vài điểm tương đồng và khác biệt trong lối tư duy, suy nghĩ văn hóa của mỗi quốc gia . Việt Nam và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia cùng nằm ở khu vực Châu Á, có lịch sử phát triển lâu đời cùng với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mỗi quốc gia. Trong quá trình hình thành và phát triển, cả hai cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ hai nền văn hóa Phương Tây và Phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc, nên Việt Nam và Nhật Bản không chỉ có vài nét tương đồng khác biệt trong nền văn hóa mà còn nhận khối lượng từ ngoại lại , từ vay mượn từ các quốc gia khác Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin tập trung đối chiếu từ vay mượn trong Tiếng Nhật và Tiếng Việt 2. Mục tiêu nghiên cứu Hiện nay, để có thể học tập và tiếp thu được các công nghệ và các kinh nghiệm trong sản xuất của Nhật Bản cần phải đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tiếng Nhật nói riêng để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng nhiều giữa hai nước. Thông qua đề tài “Đối chiếu từ vay mượn trong Tiếng Nhật và Tiếng Việt ” chúng tôi muốn nghiên cứu về vấn đề từ vựng trong giao tiếp của người Nhật và người Việt nhằm bổ sung và trang bị thêm một cách hệ thống, cụ thể những kiến thức về từ vựng của hai ngôn ngữ.Và đây cũng đây cũng là dịp để chúng tôi hiểu rõ thêm những đặc trưng về văn hóa, về tính cách con người của hai 4