Content text A 230.13_CA MAU THUC MAC KHAI - AVERY DULLES.pdf
CÁC MẪU THỨC MẠC KHẢI Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác Models Of Revelation của AVERY DULLES, S.J. do nhà Image Books – New York xuất bản, 1985. NỘI DUNG - Lời tựa PHẦN MỘT Chương I: Vấn đề mạc khải - Vai trò của mạc khải trong Kitô giáo ngày nay - Những khó khăn mà mạc khải đang phải đương đầu - Kitô giáo mà không có mạc khải? - Phương pháp và các tiêu chuẩn - Bố cục của sách này Chương II: Việc sử dụng các mẫu thức trong thần học mạc khải - Những khuynh hướng gần đây trong thần học mạc khải - Từ lịch sử đến tiêu thức luận - Các tiêu thức ấy xét như là những mẫu thức Chương III: Mẫu thức 1: Mạc khải xét như là giáo lý - Chủ nghĩa duy Tin mừng bảo thủ - Tư tưởng tân kinh viện Công Giáo - Tổng lược - Những đóng góp của mẫu thức “xác định”” - Phê bình mẫu thức “xác định”” Chương IV: Mẫu thức 2: Mạc khải xét như lịch sử - Mạc khải xét như “biến cố” trong thần học Anh – Mỹ - Mạc khải và lịch sử cứu độ theo Cullmann - Pannenberg: Mạc khải xét như lịch sử - Tổng lược - Những đóng góp của mẫu thức lịch sử - Phê bình mẫu thức lịch sử Chương V: Mẫu thức 3: Mạc khải xét như kinh nghiệm nội tâm - Các thần học gia thuộc mẫu thức kinh nghiệm - Hình thức của mạc khải - Nội dung của mạc khải - Thẩm quyền và các tiêu chuẩn - Tổng lược - Những đóng góp của mẫu thức kinh nghiệm - Phê bình mẫu thức kinh nghiệm Chương VI: Mẫu thức 4: Mạc khải xét như sự hiện diện biện chứng - Những đại biểu hàng đầu - Mạc khải, Thiên Chúa, và Đức Kitô
- Lời của Thiên Chúa - Đức tin và các lãnh vực của đức tin - Tổng lược - Những đóng góp của mẫu thức biện chứng - Phê bình mẫu thức biện chứng Chương VII: Mẫu thức 5: Mạc khải xét như nhận thức mới - Những nguồn gốc và các đại biểu - Sự chuyển biến nhân loại học - Mạc khải xét như tri thức - Quá khứ, hiện tại và tương lai - Thân phận con người - Mạc khải và đức tin - Tổng lược - Những đóng góp của mẫu thức ý thức - Phê bình mẫu thức ý thức Chương VIII: So sánh các mẫu thức - Điểm tham chiếu chung - Những dị biệt - Những tương phản rõ rệt - Giá trị và vô giá trị - Những lựa chọn thần học - Sự tìm kiếm có tính biện chứng PHẦN HAI Chương IX: Thông truyền bằng biểu hiệu - Ý nghĩa của biểu hiệu - Biểu hiệu mạc khải trong Kinh Thánh - Những đặc điểm chung của biểu hiệu và mạc khải - Những ví dụ về mạc khải Kitô giáo - Trở lại với năm mẫu thức Chương X: Đức Kitô – Chóp đỉnh của mạc khải - Vấn đề - Đức Kitô là biểu hiệu mạc khải - Đức Kitô biểu hiệu và Đức Kitô của giáo lý - Đức Kitô biểu hiệu và Đức Kitô của lịch sử - Đức Kitô biểu hiệu và Kitô học theo mẫu thức kinh nghiệm - Đức Kitô biểu hiệu và Đức Kitô được công bố - Đức Kitô biểu hiệu và Kitô học “nhận thức mới”” Chương XI: Mạc khải và tôn giáo - Vấn đề - Mẫu thức xác định và các tôn giáo - Mạc khải xét như lịch sử và các tôn giáo - Mạc khải xét như kinh nghiệm và các tôn giáo - Mạc khải xét như có tính biện chứng và các tôn giáo - Mạc khải xét như ý thức mới và các tôn giáo Chương XII: Thánh Kinh: Tư liệu của mạc khải - Mẫu thức giáo lý và Thánh Kinh
- Mẫu thức lịch sử và Thánh Kinh - Mẫu thức kinh nghiệm và Thánh Kinh - Mẫu thức biện chứng và Thánh Kinh - Mẫu thức ý thức và Thánh Kinh - Sự thông truyền bằng biểu hiệu và khoa tu từ Thánh Kinh - Trở lại với các mẫu thức Chương XIII: Giáo Hội – Sứ giả của mạc khải - Giáo Hội và mạc khải theo năm mẫu thức - Sự thông truyền bằng biểu hiệu và Giáo Hội - Ứng dụng năm mẫu thức Chương XIV: Mạc khải và cánh chung - Vấn đề - Mạc khải có tính cánh chung trong năm mẫu thức - Thông truyền bằng biểu hiệu và cánh chung - Phê bình năm mẫu thức Chương XV: Sự đón nhận mạc khải - Vấn đề - Mẫu thức xác định và sự đón nhận mạc khải - Mẫu thức lịch sử và sự đón nhận mạc khải - Mẫu thức kinh nghiệm và sự đón nhận mạc khải - Mẫu thức biện chứng và sự đón nhận mạc khải - Mẫu thức ý thức và sự đón nhận mạc khải - Việc thông truyền bằng biểu hiệu và sự đón nhận mạc khải - Phê bình năm mẫu thức Chương XVI: Giá trị của mạc khải theo con người thời nay - Đại lược - Nhìn lại những khó khăn hiện nay - Kitô giáo không mạc khải? - Những vai trò của ý niệm mạc khải Lời tựa Quyển sách này có lai lịch hình thành trên 20 năm. Từ năm 1960 hầu như năm nào tôi cũng phụ trách các « courses » Mạc Khải. Trong những năm đầu, nhằm xây dựng khả tính của mạc khải và trình bày sự kiện mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, tôi đã dạy một « course » chủ yếu có tính minh giáo. Nhưng khi tiếp tục dạy môn này, tôi càng quan tâm nhiều hơn tới những vấn nạn thần học: Mạc khải là gì? Nó được truyền đạt như thế nào? Những vấn nạn này vốn chỉ được đề cập thoáng qua trong các luận đề kinh viện chuẩn mực. Giáo trình biên khảo có tính kinh điển của René Latourelle năm 1963 là đóng góp chính yếu đầu tiên của Công Giáo về những vấn nạn thần học nói trên, và cho tới hôm nay đó vẫn là một trong những biên khảo hay nhất. Dù không tránh được sự giả định, phương pháp của nó vẫn nổi bật tính lịch sử và sát với tín lý. Biên khảo này là một tóm lược rất khéo léo giáo huấn chính thức Công Giáo về mạc khải cho tới Công Đồng Vatican II
(1962-1965) – sau này được phân tích trong bản hiệu đính và được dịch sang Anh ngữ năm 1966. Khi giảng dạy và thuyết trình về mạc khải, tôi cảm thấy càng ngày càng băn khoăn về vấn đề phương pháp. Luận đề có tính minh giáo thì giả thiết rằng sự tồn tại và bản tính của mạc khải là cái gì người ta đã biết rồi; luận đề ấy chỉ nhằm thuyết phục những kẻ chưa khuất phục. Luận đề tín lý thì giả thiết rằng người ta có thể hiểu biết đầy đủ bản tính của mạc khải bằng cách chấp nhận giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Nhưng vẫn còn đó những vấn nạn: Bằng cách nào mà Giáo Hội tìm thấy được bản chất của mạc khải? Làm sao người ta có thể hiểu biết những điều về mạc khải mà Giáo Hội không lên tiếng? Đâu là mối liên hệ giữa những tuyên bố của Giáo Hội về mạc khải và chính mạc khải? Những vấn nạn ấy đặt ra thì dễ mà trả lời thật khó. Muốn có một khảo cứu tương đối có giá trị thì người ta phải có một phương pháp. Phương pháp của thần học nói chung là đưa ra một giáo huấn mạc khải và dùng mạc khải làm chuẩn mực. Nhưng dùng một giáo huấn mạc khải để khảo cứu mạc khải thì chẳng khác nào cột trước câu trả lời cho chính vấn nạn mà người ta đang nêu ra. Vì thế, phương pháp chuẩn mực của thần học xem ra không thể vận dụng được. Có thể chăng xây dựng bản tính của mạc khải một cách phi thần học, bằng những phương pháp của một qui phạm khác, chẳng hạn triết học? Triết học luôn luôn có thể giúp để tránh một số sai lầm, nhưng như ai cũng rõ – nó không biết gì về mạc khải. Nếu chỉ có Thiên Chúa mới nói được về chính Ngài – như Pascal nói – thì cũng vậy, chỉ có mạc khải mới nói được về mạc khải. Cái vòng luẩn quẩn, do đó, xem chừng không thể phá ra được. Một chút ánh sáng đã đến với tôi khi – được sự giúp đỡ của Michael Polanyi – tôi hiểu ra sự phân biệt giữa hai cách nhận hiểu: mặc nhiên và minh nhiên. Có thể nói rằng tất cả các tín hữu Kitô đều hiểu một cách mặc nhiên mạc khải là gì, đơn giản chỉ vì họ gắn bó với một tôn giáo mạc khải. Nhưng họ vẫn không có một ý niệm hay lý thuyết chặt chẽ mạch lạc về mạc khải. Vấn đề của thần học là làm sao để chuyển nhận thức từ mặc nhiên qua minh nhiên. Tiêu chuẩn chính yếu là chuẩn mực mặc nhiên của chính đức tin. Thần học về mạc khải – nhờ chuẩn mực này hỗ trợ – cố gắng trình bày về điều vốn ẩn tàng trong nhận thức của tất cả những ai có thể nói lên – trong bối cảnh tôn giáo – rằng: « Tôi tin. »” Một tia sáng khác nữa đã xảy đến khi tôi bắt đầu ý thức được giá trị của các mẫu thức thần học. Trong nhiều tài liệu khác nhau về đại kết, về Giáo Hội và về đức tin, tôi nhận ra sẽ rất hữu ích nếu làm một cuộc thăm dò dư luận trong đó – để nắm được người ta đồng ý và không đồng ý với nhau ở chỗ nào – và bằng cách này có thể rút ra những vấn đề cần phải được quan tâm. Tôi thấy các ý kiến có thể được xếp vào những nhóm chính – không hơn sáu nhóm. Mỗi nhóm là một quan điểm thể hiện trong những cách trả lời của mình đối với nhiều vấn đề cụ thể. Có thể nhận rõ mối thống nhất căn bản của mỗi nhóm bằng cách lưu ý đến một hệ qui chiếu căn cơ được mọi thành viên của nhóm chia sẻ. Các nhà