Content text TƯ DUY GIẢI TỰ LUẬN KHTN 8 PHẦN VẬT LÍ.pdf
1 PHẠM HỮU HIẾU – HOÀNG TRỌNG KỲ ANH (đồng Chủ biên) TS. HUỲNH GIA BẢO – PGS.TS NGUYỄN MẬU ĐỨC PHẠM NHẬT TÂN – LÊ MINH KHA – ĐINH TIẾN DŨNG PHẠM XUÂN TÙNG – TRƯƠNG THỦY TIÊN – TRẦN VĂN TRUNG HẢI TƯ DUY GIẢI TỰ LUẬN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 PHẦN VẬT LÍ Biên soạn theo chương trình mới Áp dụng cho các bộ sách SGK hiện hành
2 LỜI NÓI ĐẦU Quý Thầy Cô cùng quý phụ huynh kính mến! Chào các em học sinh thân mến! Khoa học tự nhiên là một môn học mới được xây dựng trên nền tảng khoa học vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất. Bởi vậy, đây chính là môn học có vai trò nền tảng trong việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa học ở cấp trung học cơ sở. Nhằm giúp các em có thể đánh giá được năng lực, củng cố kiến thức đã đã được học. Nay chúng tôi xin giới thiệu đến quý Thầy, cô cùng quý phụ huynh và các em quyển tài liệu “Tư duy giải tự luận KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 PHẦN VẬT LÍ”. Nội dung quyển này tập trung vào phần Vật lí được biên soạn theo từng chương bám chương trình sách giáo khoa. Về cấu trúc tài liệu: ❖ Hệ thống câu hỏi theo bài học Hướng dẫn giải chi tiết Hy vọng, tài liệu sẽ giúp các phát phát triển năng lực tự học và đánh giá được năng lực khoa học tự nhiên. Dù rất cố gắng, song trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự quan tâm và những góp ý chân thành của quý độc giả để hoàn thiện trong lần xuất bản tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn! Thay mặt nhóm tác giả PHẠM HỮU HIẾU
3 PHẦN 1: CÂU HỎI TỰ LUẬN
4 CHỦ ĐỀ 1. KHỐI LƯỢNG RIÊNG, ÁP SUẤT VÀ MOMENT LỰC BÀI 1. KHỐI LƯỢNG RIÊNG 1.1. Đổi các giá trị của khối lượng riêng dưới đây ra đơn vị g/cm3 . a) 11 300 kg/m3 . b) 2 600 kg/m3 . c) 1 200 kg/m3 . d) 800 kg/m3 . 1.2. Khối lượng của một khối nhôm hình chữ nhật có chiều dài 10 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 5 cm là bao nhiêu? 1.3. Một loại chất lỏng có khối lượng riêng là 0,9 g/cm3 . Nếu một thùng chứa chất lỏng đó có thể tích là 10 L, tính khối lượng của chất lỏng trong thùng. 1.4. Biết rằng khối lượng riêng của một chặt là 3,5 kg/m3 . Nếu thể tích của chất đó là 2 m3 , tính khối lượng của chất đó. 1.5. Câu nói "chì nặng hơn sắt" phải được hiểu như thế nào? 1.6. Nếu thế dầu ăn vào nước thì dầu ăn nổi trên nước, bởi vì khối lượng riêng của dầu ăn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Vậy nếu thả sắt vào thuỷ ngân thì sắt có bị chìm trong thuỷ ngân không? Tại sao? 1.7. Ghép nội dung của cột A với nội dung của cột B cho phù hợp. Cột A Cột B 1. Khúc gỗ nổi trên mặt nước vì khúc gỗ a) được đo bằng bình chia độ. 2. Thể tích của chất lỏng b) có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. 3. Khối lượng của một vật c) có đơn vị là kg/m3 . 4. Khối lượng riêng của một chất d) được đo bằng cân. 1.8. Chai dầu olive có thể tích V = 500 mL. Một học sinh khi cân cả dầu olive và chai thì thấy số chỉ của cân có giá trị m = 600 g. Biết khối lượng riêng của dầu olive là D = 0,91 g/mL. Hỏi vỏ chai có khối lượng bao nhiêu? 1.9. a) Tính được khối lượng của vật khi biết khối lượng riêng và thể tích. Ví dụ: tính khối lượng nước trong một bể hình hộp chữ nhật,.... b) Trong một số trường hợp, có thể tính được khối lượng của một vật qua kích thước của nó mà không cần dùng cân. Ví dụ, có thể tính được khối lượng của nước trong bể bơi khi biết kích thước của bể. Dựa trên cơ sở nào mà có thể làm được điều đó?