PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text M014 DEMO.pdf

1 BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC ĐOÀN KẾT, THÂN THIỆN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC LỚP CHỦ NHIỆM MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 3. Tính mới, sáng tạo của đề tài 8 4. Giải pháp thực hiện 8 Biện pháp 1: Lên ý tưởng, hướng dẫn học sinh đổi mới không gian học tập thân thiện và đoàn kết 8 Biện pháp 2: Xây dựng đa dạng các hoạt động tập thể, nâng cao tinh thần đoàn kết cho học sinh 10 Biện pháp 3: Xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết qua các trò chơi vui nhộn, sáng tạo 14 Biện pháp 4: Giải quyết mâu thuẫn trong lớp trên tinh thần “Hòa bình - thân thiện - tôn trọng - yêu thương” 16 Biện pháp 5: Cải tiến cơ chế thi đua, khen thưởng để gắn kết tinh thần tập thể và tạo động lực phát triển cho học sinh 17 5. Hiệu quả của sáng kiến 20 C. KẾT LUẬN 22 1. Kết luận 22 2. Đề xuất, kiến nghị 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
2 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình Giáo phục phổ thông 2018 là một bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Nếu như trước đây, giáo dục tập trung vào việc truyền đạt nội dung lý thuyết thì với phương pháp giáo dục mới, việc giảng dạy đã chuyển sang hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học; phương pháp được xây dựng trên quan điểm cốt lõi là giáo dục con người toàn diện, phát triển hài hòa về đầy đủ khía cạnh đức, trí, thể, mỹ. Việc đổi mới này tập trung vào việc phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của hành trình học tập. Để thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là yếu tố tiên quyết, trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm trở nên vô cùng quan trọng. Học sinh ở độ tuổi tiểu học thường đang phát triển tâm lý mạnh mẽ và toàn diện. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để xây dựng nền tảng tư duy, phẩm chất và kỹ năng cơ bản cho các em. Độ tuổi này cũng đánh dấu sự phát triển đa dạng các kỹ năng và nhận thức của học sinh Có một câu nói rất nổi tiếng rằng: “Muốn thế giới hạnh phúc, hãy bắt đầu bằng giáo dục”. Qua đó, chúng ta nhận thấy tầm ảnh hưởng to lớn của giáo dục đối với tư duy hay cuộc đời của mỗi con người. Những giáo viên chủ nhiệm không chỉ có trách nhiệm trong việc truyền đạt kiến thức mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình phẩm chất, cũng như phát triển năng lực toàn diện cho học sinh trong giai đoạn này. “Đoàn kết là sức mạnh”. Vậy nên một tập thể đoàn kết sẽ là động lực, là sợi dây gắn kết thúc đẩy mọi hoạt động của các thành viên. Do đó, trong những năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn chú trọng đến việc xây dựng một tập thể lớp đoàn kết. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lối suy nghĩ hay tư duy phát triển của học sinh chính là môi trường học tập và rèn luyện. Việc tạo ra một môi trường học tập đoàn kết, thân thiện sẽ tạo động lực giúp học sinh phát triển toàn diện không chỉ về kiến thức mà còn về phẩm chất và các kỹ năng xã hội. Với
3 những kinh nghiệm thực tiễn cùng những thành tựu mà tôi đã gặt hái được, tôi rất mong muốn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp xây dựng lớp học đoàn kết, thân thiện theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh tiểu học lớp chủ nhiệm” 2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên những cơ sở về lý luận, thực tiễn và thực trạng của đề tài nhằm phân tích sự ảnh hưởng của môi trường học tập đoàn kết và thân thiện đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, cả về mặt trí tuệ lẫn tinh thần. Mục tiêu cuối cùng là đề xuất các giải pháp cụ thể và thực tiễn, mà giáo viên có thể áp dụng để tối đa hóa tiềm năng phát triển của mỗi học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp xây dựng lớp học đoàn kết, thân thiện theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh tiểu học lớp chủ nhiệm. * Phạm vi nghiên cứu: Tập thể lớp 2A – Trường Tiểu học ...., học kỳ I – năm học 2023 – 2024. Lớp có sĩ số 30 học sinh, trong đó có 17 bạn nam và 13 bạn nữ 4. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu về đề tài "Biện pháp xây dựng lớp học đoàn kết, thân thiện theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh tiểu học lớp chủ nhiệm," tôi sử dụng một loạt phương pháp nghiên cứu khác nhau để đạt được mục tiêu của nghiên cứu. Cụ thể, các phương pháp sau đã được áp dụng: Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã tiến hành phân tích các lý thuyết về xây dựng lớp học đoàn kết và thân thiện trong giáo dục tiểu học. Từ đó, tôi đề xuất các chiến lược và phương pháp tiếp cận hiệu quả trong việc phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Phương pháp khảo sát: Tôi đã tiến hành các cuộc khảo sát trực tiếp với các học sinh, giáo viên và phụ huynh để hiểu rõ hơn về cảm nhận của họ đối với hiệu quả của các biện pháp được thực hiện. Những thông tin này giúp tôi xác định được sự hiệu quả và cần thiết của các biện pháp đề xuất.
4 Phương pháp thống kê: Dữ liệu thu thập từ khảo sát đã được phân tích qua các phương pháp thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biện pháp xây dựng lớp học đoàn kết và thân thiện đối với sự phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Phương pháp tổng hợp: Dữ liệu từ các phương pháp nghiên cứu trên đã được tổng hợp, phân tích để đưa ra kết luận toàn diện về hiệu quả của các biện pháp xây dựng lớp học đoàn kết, thân thiện theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh tiểu học. Phương pháp so sánh: Tôi đã thực hiện phân tích so sánh giữa các trường hợp, so sánh giữa việc áp dụng và không áp dụng các biện pháp xây dựng lớp học đoàn kết và thân thiện để đánh giá rõ hơn sự ảnh hưởng của phương pháp đối với sự phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận PGS.TS Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã trình bày một bài viết đánh giá về "Những điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng về giáo dục và đào tạo". Văn kiện lần này yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc và “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng một lớp học thân thiện bao gồm việc tạo ra môi trường học tập an toàn, thân thiện, và gần gũi với học sinh, nhằm khuyến khích họ cảm thấy hạnh phúc và hào hứng mỗi khi đến trường. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là xây dựng một môi trường học tập đoàn kết, thân thiện, và yêu thương, tạo ra sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm từ mỗi học sinh trong lớp Sự cần thiết và định hướng xây dựng lớp học đoàn kết và thân thiện đối với

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.