Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 31 - File word có lời giải.docx
Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Trong cơ thể người, carbohydrate có vai trò chính nào sau đây? A. Cấu tạo màng tế bào và dự trữ năng lượng dài hạn. B. Cung cấp năng lượng nhanh chóng cho các hoạt động sống. C. Là thành phần chính của nhân tế bào và enzyme. D. Tham gia vào quá trình vận chuyển oxygen trong máu. Câu 17. Tại sao methylamine (CH₃NH₂) có tính base mạnh hơn aniline (C₆H₅NH₂)? A. Do nhóm -CH₃ trong methylamine đẩy electron làm tăng mật độ electron trên nguyên tử N, trong khi nhóm -C₆H₅ trong aniline hút electron làm giảm mật độ electron trên N. B. Do methylamine có khả năng tan tốt hơn trong nước so với aniline. C. Do aniline có liên kết đôi trong vòng benzene, làm cho nguyên tử N bị "bão hòa" electron. D. Do methylamine có khối lượng phân tử nhỏ hơn nên hoạt động mạnh hơn. Câu 18. Theo QCVN 01-1:2018/BYT, hàm lượng manganese (Mn) tối đa cho phép trong nước sinh hoạt không được vượt quá 0,3 mg/L. Một mẫu nước chứa Mn 2+ với nồng độ chưa xác định. Để đánh giá hàm lượng manganese trong 5 m³ mẫu nước trên, người ta tiến hành tách loại manganese bằng cách sử dụng 50 gam KMnO₄ để oxy hóa toàn bộ Mn²⁺ thành MnO₂ kết tủa theo phản ứng: 3Mn 2+ + 2MnO 4 - + 2H 2 O → 5MnO 2 + 4H + Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và toàn bộ MnO₂ được loại bỏ. Hàm lượng manganese trong mẫu nước này cao gấp bao nhiêu lần so với ngưỡng cho phép? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) A. 12 B. 15 C. 17 D. 20 PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg²⁺, Pb²⁺, Fe³⁺… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để xử lý sơ bộ nước thải và giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta thường sử dụng dung dịch Ca(OH)₂. a. Dung dịch Ca(OH)₂ có khả năng kết tủa nhiều ion kim loại nặng dưới dạng hydroxide không tan. b. Việc sử dụng Ca(OH)₂ giúp làm tăng nồng độ các ion kim loại nặng trong nước thải. c. Nước thải công nghiệp chứa các ion kim loại nặng không những gây ô nhiễm môi trường mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Nếu tiếp xúc hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong thời gian dài, chúng có thể gây ngộ độc, tổn thương gan, thận, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác. d. Ngoài Ca(OH)₂, dung dịch NH₃ cũng có thể được sử dụng để xử lý sơ bộ nước thải công nghiệp, vì NH₃ có khả năng kết tủa hoàn toàn các ion kim loại nặng như Hg²⁺, Pb²⁺, Fe³⁺. Câu 2. Một nhà sản xuất nước giải khát muốn tạo ra một loại đồ uống có hương dứa tự nhiên bằng cách sử dụng ethyl butyrate. Tuy nhiên, sau một thời gian bảo quản, sản phẩm bị mất mùi thơm và xuất hiện vị chua nhẹ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ethyl butyrate bị thủy phân, tạo ra các sản phẩm, trong đó có butyric acid. a. Phương trình phản ứng thủy phân ethyl butyrate trong môi trường acid là CH 3 CH 2 CH 2 COOCH 2 CH 3 + H 2 O CH 3 CH 2 CH 2 COOH + CH 3 CH 2 OH b. Để đảm bảo hương thơm bền vững trong thời gian dài, cần bảo quản sản phẩm trong điều kiện mát mẻ, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; giữ pH ổn định ở mức trung tính hoặc hơi acid nhẹ nhưng không quá thấp; sử dụng bao bì kín, chống thấm nước và chống oxy hóa. c. Việc thay thế ethyl butyrate bằng isoamyl acetate có thể giúp khắc phục tình trạng mất mùi thơm và vị chua của sản phẩm.